Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Glycemia là gì? Chỉ số glycemia phản ánh điều gì về sức khỏe?

Ngày 10/04/2024
Kích thước chữ

Bạn đã bao giờ tự hỏi vì sao sau khi ăn một bữa có nhiều đường bạn cảm thấy mệt mỏi và đói? Đây là vì thức ăn có ảnh hưởng lớn đến mức đường huyết của bạn, và điều này có tác động trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Chỉ số đường huyết (glycemia) là một công cụ quan trọng để đánh giá cách thức thức ăn ảnh hưởng đến mức đường huyết của bạn. Vậy glycemia là gì?

Việc chú ý đến chỉ số glycemia rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta. Các thực phẩm có chỉ số glycemia thấp giúp kiểm soát đường huyết ổn định hơn, giảm nguy cơ bệnh tiểu đường, hỗ trợ giảm cân và duy trì cân nặng, cũng như giúp cảm thấy no lâu hơn, giảm cảm giác đói và mệt mỏi. Vậy chỉ số glycemia là gì mà chúng ta cần quan tâm tới nó, cùng Long Châu tham khảo qua bài viết sau nhé!

Glycemia là gì?

Chỉ số glycemia hay còn gọi là chỉ số đường huyết thực phẩm, là một chỉ số quan trọng để đánh giá tốc độ tăng đường huyết trong cơ thể sau khi tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều chất bột đường. Đây là một công cụ quan trọng giúp bác sĩ đánh giá và theo dõi bệnh đái tháo đường một cách chính xác và hiệu quả.

Ngoài việc hỗ trợ chẩn đoán và quản lý bệnh đái tháo đường, chỉ số đường huyết còn giúp mọi người có thể điều chỉnh chế độ ăn uống của họ để tránh tình trạng tăng đột biến đường huyết sau khi ăn, từ đó duy trì sức khỏe tốt hơn.

Chỉ số đường huyết của thực phẩm thường được phân thành ba loại chính: Thấp, trung bình và cao, dựa trên tốc độ tăng đường huyết sau khi tiêu thụ thực phẩm đó. Cụ thể:

  • Chỉ số glycemia dưới 55 được coi là thấp.
  • Khoảng từ 56 đến 69 là chỉ số đường huyết trung bình.
  • Chỉ số glycemia trên 70 được coi là cao.
Glycemia là gì? Chỉ số glycemia  phản ánh điều gì về sức khỏe bạn?
Glycemia còn được gọi là chỉ số đường huyết thực phẩm

Tầm quan trọng chỉ số glycemia là gì?

Thông thường, các loại thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày được chia thành ba nhóm chính: Protein, chất béo và carbohydrate. Trong số này, carbohydrate đóng vai trò quan trọng nhất là nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Khi cơ thể tiêu thụ các loại carbohydrate, chúng sẽ được chuyển hóa thành đường glucose. Đây là một quá trình tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động cả về thể chất và tinh thần diễn ra bình thường.

Tuy nhiên, khi bạn tiêu thụ các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như trái cây, bánh kẹo, ngũ cốc, lượng đường glucose trong máu sẽ tăng lên nhanh chóng. Điều này có thể gây ra các tình trạng không mong muốn, như sự tăng đột ngột và sau đó là giảm mạnh của năng lượng, cảm giác đói, mệt mỏi và thậm chí làm suy giảm sự tập trung.

Trong khi đó, rau xanh, đậu và các loại thực phẩm có chỉ số glycemia thấp được khuyến khích, bởi khi tiêu thụ chúng, lượng đường glucose trong máu tăng lên chậm và giảm chậm. Điều này giúp duy trì mức đường huyết ổn định, giảm nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch, tổn thương dây thần kinh và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Việc hiểu và kiểm soát các chỉ số glycemia của các loại thực phẩm là một phần quan trọng của việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và sức khỏe tổng thể. Điều này giúp bạn làm chủ được cơ thể và giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến đường huyết.

Những yếu tố làm ảnh hưởng tới chỉ số glycemia là gì?

Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số glycemia là gì, này cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số yếu tố mà cho rằng có thể ảnh hưởng đến chỉ số glycemia:

  • Việc tiêu thụ các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao hoặc ăn kiêng không khoa học có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, gây ra sự biến động không mong muốn trong chỉ số đường huyết.
  • Cảm giác mệt mỏi và stress có thể làm tăng chỉ số đường huyết. Sự căng thẳng dài hạn có thể ảnh hưởng đến cân bằng hormone và tăng cường sản xuất cortisol, làm tăng nồng độ đường huyết.
  • Một số bệnh lý khác như bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch và bệnh thận cũng có thể gây ra tăng chỉ số glycemia do ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát đường huyết của cơ thể.
  • Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc điều trị tiểu đường và các loại steroid, có thể ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Thuốc có thể làm tăng hoặc giảm chỉ số glycemia, tùy thuộc vào cách thức hoạt động của chúng.
  • Cường độ và tần suất của hoạt động thể chất cũng có thể ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Hoạt động thể chất đều đặn thường giúp cải thiện quá trình kiểm soát đường huyết, trong khi cường độ cao và thiếu thường xuyên có thể gây ra sự biến động không mong muốn.
Glycemia là gì? Chỉ số glycemia  phản ánh điều gì về sức khỏe bạn?
Sự căng thẳng từ phía bạn gây glycemia tăng nhiều

Chỉ số glycemia phản ánh điều gì về sức khỏe?

Chỉ số đường huyết cao phản ánh một số vấn đề sức khỏe quan trọng và có thể gây ra những tác động tiêu cực như sau:

Khả năng kiểm soát đường huyết không hiệu quả

Chỉ số đường huyết cao là dấu hiệu của việc cơ chế kiểm soát đường huyết không hoạt động hiệu quả trong cơ thể. Điều này có thể là biểu hiện của bệnh tiểu đường loại 2 hoặc khả năng tiết insulin bị hạn chế.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường loại 2. Nếu không kiểm soát và duy trì đường huyết ở mức ổn định, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ cao hơn.

Biến chứng của bệnh tiểu đường

Gây ra các biến chứng của bệnh tiểu đường, bao gồm các vấn đề về mạch máu (xơ vữa động mạch), thần kinh, mắt và thận. Các biến chứng này có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Vấn đề về mạch máu và tim mạch

Chỉ số đường huyết cao có thể gây ra vấn đề về mạch máu, làm cho các động mạch trở nên cứng và hẹp hơn. Điều này tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch bao gồm cả cơn đau và đột quỵ.

 Glycemia là gì? Chỉ số glycemia  phản ánh điều gì về sức khỏe bạn?
Chỉ số glycemia cho ta biết tình trạng tim mạch hiện nay

Hy vọng với các thông tin trên, tất cả mọi người trả lời được câu hỏi chỉ số glycemia là gì và vì sao cần quan tâm tới chỉ số glycemia. Từ đó có cách bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin