Góc giải đáp: Tại sao ăn nhiều chất xơ vẫn bị táo bón?
Ngày 18/08/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Ăn nhiều chất xơ được cho là cách để cải thiện tiêu hóa, chữa chứng táo bón hiệu quả. Nhưng một số người khi bổ sung đầy đủ chất xơ vẫn gặp tình trạng táo bón, khó tiêu. Vậy tại sao ăn nhiều chất xơ vẫn bị táo bón?
Tại sao ăn nhiều chất xơ vẫn bị táo bón là vấn đề được nhiều người đặt ra khi đã bổ sung đầy đủ lượng chất xơ theo khuyến cáo tình trạng táo bón vẫn tiếp diễn. Để giải đáp nguyên nhân vẫn bị táo bón khi ăn đủ chất xơ, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo thông tin sau đây.
Tại sao ăn nhiều chất xơ vẫn bị táo bón?
Thiếu chất xơ sẽ bị gì? Theo các chuyên gia, ăn ít, thiếu chất xơ sẽ dẫn đến nguy cơ bị táo bón rất cao. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến bạn đối diện với nguy cơ mắc bệnh trĩ hoặc nhiều vấn đề về tiêu hóa khác. Tuy nhiên ăn nhiều chất xơ cũng chưa chắc có thể chữa dứt điểm chứng táo bón. Vậy tại sao ăn nhiều chất xơ vẫn bị táo bón?
Rau xanh là nhóm thực phẩm không chỉ bổ sung vitamin và chất khoáng mà còn cung cấp lượng chất xơ cần thiết để bảo vệ, duy trì hoạt động ổn định ở hệ tiêu hóa, đường ruột khỏe mạnh. Trong đó, nhóm thực phẩm giàu chất xơ luôn nằm trong nhóm chất dinh dưỡng cần phải bổ sung thường xuyên, hỗ trợ làm mềm, tơi xốp phân để việc bài tiết phân ra ngoài nhanh chóng hơn, từ đó giảm nguy cơ bị táo bón.
Nhưng theo một vài nghiên cứu và khảo sát công khai ghi nhận được, nhiều người khi ăn nhiều chất xơ vẫn không thể cải thiện bệnh táo bón và những khó chịu ở đường tiêu hóa. Câu hỏi đặt ra là tại sao ăn nhiều chất xơ vẫn bị táo bón?
Uống quá ít nước: Nước nói riêng và chất lỏng nói chung cần thiết để hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc, trao đổi và hấp thụ dinh dưỡng đạt hiệu quả hơn. Nước cũng giúp phân ẩm hơn và dễ đào thải. Vì vậy khi thiếu nước, uống ít nước là đáp án cho câu hỏi tại sao ăn nhiều chất xơ vẫn bị táo bón.
Nhịn đi đại tiện: Nhịn đại tiện lâu ngày làm phân tích tụ lâu trong đường ruột làm cho các cơ ở hậu môn, trực tràng bị căng ra, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập gây viêm trực tràng hậu môn, trĩ, nứt kẽ hậu môn,... và phổ biến nhất là táo bón.
Stress: Tại sao ăn nhiều chất xơ vẫn bị táo bón? Nếu tình trạng táo bón không cải thiện, rất có thể bạn đang bị stress đấy. Tâm lý mất ổn định, lo lắng, căng thẳng khiến việc tuần hoàn máu kém, dễ bị mệt mỏi, suy nhược cơ thể, tiêu hóa kém gây táo bón.
Viêm đại tràng co thắt: Bệnh nhân viêm đại tràng co thắt, hội chứng ruột kích thích chính là nguyên nhân làm chứng táo bón kéo dài dù đã ăn đủ chất xơ. Bệnh lý này làm cho nhu động ruột giảm, quá trình chuyển chất thải đến trực tràng, hậu môn kém hơn, làm phân tích tụ thành táo bón.
Tác dụng phụ của thuốc: Các bác sĩ chỉ ra rằng một số loại thuốc có thể gây táo bón dù bạn đã ăn nhiều chất xơ. Nguyên nhân là vì thuốc làm mất cân bằng vi sinh đường ruột. Các loại thuốc có thể gây táo bón gồm: Thuốc chống loạn thần, thuốc giảm nhu động ruột, thuốc kháng sinh,...
Bệnh trĩ: Nguyên nhân làm bạn bị táo bón kể cả khi ăn nhiều chất xơ có thể là do bệnh trĩ. Việc tĩnh mạch hậu môn bị ứ đọng hoặc căng tức quá mức sẽ dần hình thành búi trĩ. Việc tồn tại búi trĩ trong hậu môn khiến phân khó đào thải hơn, đi đại tiện cũng khó khăn hơn.
Làm gì để cải thiện tình trạng táo bón kéo dài?
Khi bị táo bón dù đã ăn đủ chất xơ, điều đầu tiên bạn cần làm là thăm khám y tế và tìm ra nguyên nhân tại sao ăn nhiều chất xơ vẫn bị táo bón. Ngoài các phương pháp điều trị được bác sĩ hướng dẫn, chỉ định bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây để tiêu hóa nhanh chóng hoạt động ổn định hơn:
Uống đầy đủ tối thiểu 2 lít nước/ngày và uống thêm các loại nước trái cây, rau củ tươi.
Mỗi ngày nên dành khoảng 20 - 30 phút để tập thể dục, cải thiện hệ tiêu hóa, tim mạch, hỗ trợ giảm cân, giữ dáng, tăng sức khỏe.
Không nên nhịn đi đại tiện và tốt nhất nên tập đi ngoài đều đặn hàng ngày.
Không tự ý dùng thuốc chữa táo bón hoặc thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến đường ruột.
Lợi khuẩn và chất xơ - Mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau
Tại sao ăn nhiều chất xơ vẫn bị táo bón? Thiếu men vi sinh, hệ khuẩn ruột mất cân bằng,... chính là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng chất xơ không cải thiện mặc dù đã tăng cường bổ sung thêm chất xơ. Điều này cũng phần nào cho thấy mối quan hệ và sức ảnh hưởng của chất xơ và lợi khuẩn.
Theo bác sĩ cho biết, chất xơ là một chuỗi carbohydrate không thể tiêu hóa được nhưng lại có những lợi ích riêng. Chất xơ không tiêu hóa, không hấp thụ vào cơ thể nên khi được đẩy xuống ruột già sẽ phát huy những tác dụng riêng biệt. Chất xơ gồm được chia thành 2 loại chính là chất xơ hòa tan và không hòa tan.
Trong đó, chất xơ không hòa tan có tác dụng làm nhuận trường, giảm táo bón còn chất xơ hòa tan sẽ có công dụng ổn định đường huyết và giảm hấp thụ cholesterol vào máu. Vi để cung cấp đủ lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan, bạn luôn được khuyến khích bổ sung đầy đủ, luân phiên các loại rau củ quả, các loại đậu, hạt, ngũ cốc nguyên cám,....
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chất xơ khi đến đại tràng trở thành nguồn dinh dưỡng cần thiết cho các lợi khuẩn, giúp lợi khuẩn phát triển khỏe mạnh hơn. Chính vì vậy mà chất xơ giúp hệ tiêu hóa ổn định, cân bằng hệ khuẩn ruột, tăng khả năng phòng bệnh. Mối quan hệ của chất xơ và lợi khuẩn cũng cho thấy khi thiếu đi lợi khuẩn, chất xơ không được tận dụng và sử dụng triệt để, thay vào đó chất xơ bị đẩy hết xuống ruột già và thải ra ngoài.
Tóm lại, muốn hấp thụ và xử lý chất xơ hiệu quả cần phải bổ sung đầy đủ lượng lợi khuẩn cần thiết, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kiểm soát sự phát triển của hại khuẩn. Vậy làm gì để bổ sung đủ lợi khuẩn? Đối với người lớn có thể tăng cường các thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua, thực phẩm muối chua,... Còn với trẻ em, có thể tăng lợi khuẩn bằng cách uống men vi sinh, cốm vi sinh bổ sung.
Một trong những sản phẩm cốm vi sinh rất tốt cho trẻ, cải thiện nhanh tình trạng táo bón là cốm vi sinh Bio-Acimin Fiber QD-Meliphar. Dòng cốm vi sinh không chỉ bổ sung được nguồn lợi khuẩn chất lượng mà còn tăng cường chất xơ cho hệ tiêu hóa, từ đó giảm nhanh tình trạng táo bón, hỗ trợ trẻ đi vệ sinh dễ dàng hơn.
Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn tại sao ăn nhiều chất xơ vẫn bị táo bón cũng như cách khắc phục tốt nhất tình trạng trên. Trường hợp chứng táo bón kéo dài kèm theo các biểu hiện khó chịu như đi ngoài đau rát, sưng tấy hậu môn, ngứa hậu môn, đau bụng âm ỉ,... bạn nên đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân và điều trị.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.