Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hậu sản thường là thời gian và quá trình phục hồi của phụ nữ sau khi sinh nở. Đây là một giai đoạn quan trọng và nhạy cảm, đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho người mẹ và em bé. Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ về hậu sản thường và các thông tin cần biết để giúp quá trình phục hồi sau sinh hiệu quả hơn.
Mang thai và sinh con là thiên chức đặc biệt của mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên, trong quá trình thai nghén và sinh nở, cơ thể người mẹ đã có chịu ít nhiều thay đổi, khiến sức khỏe và tinh thần giảm sút. Vì vậy, thời kỳ hậu sản thường rất quan trọng, cần được đặc biệt quan tâm để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho người mẹ cũng như em bé. Cùng tìm hiểu về hậu sản thường và những bí quyết để mẹ nhanh phục hồi qua bài viết dưới đây.
Hậu sản thường là giai đoạn cơ thể người phụ nữ phục hồi trở về trạng thái trước khi mang thai. Giai đoạn này thường kéo dài từ 6 - 8 tuần.
Trong giai đoạn hậu sản, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều biến đổi, bao gồm sự hồi phục của tử cung, giảm trọng lượng do mất nước và máu, và thay đổi hormone. Ngoài ra, người mẹ cũng phải làm quen với vai trò mới làm cha mẹ, đối mặt với những thách thức về việc chăm sóc em bé, đồng thời có thể phải đối diện với một số vấn đề tâm lý như stress, trầm cảm hậu sản hoặc lo lắng.
Hậu sản là giai đoạn mà cơ thể người mẹ phục hồi sau khi trải qua hành trình mang thai và sinh con. Bệnh lý hậu sản là nhóm bệnh lý liên quan đến những vấn đề về sức khỏe cũng như tâm lý mà người mẹ thường gặp phải trong thời kỳ hậu sản.
Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp sau khi sinh nở:
Nhiễm trùng hậu sản là một bệnh lý nghiêm trọng, xảy ra sau khi sản phụ đã trải qua quá trình sinh nở, gây nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Nhiễm trùng này thường do nhiều loại vi khuẩn gây ra, bao gồm tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, E. Coli, và một số vi khuẩn kỵ khí như Clostridium, Bacteroides.
Các nguồn xâm nhập của vi khuẩn có thể bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cơ thể của sản phụ, những người xung quanh, dụng cụ đỡ đẻ, và thậm chí cả quá trình thủ thuật mổ lấy thai.
Băng huyết là hiện tượng nguy hiểm xảy ra sau khi phụ nữ trải qua quá trình sinh nở, là hiện tượng lượng máu chảy ra ngoài âm đạo vượt mức 500 - 1000ml, một số triệu chứng đi kèm có thể bao gồm:
Sản dịch là một tình trạng phổ biến thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh nở. Đây là dạng dịch tử cung và từ đường sinh dục chảy ra ngoài trong những ngày đầu tiên của thời kỳ hậu sản. Trong 3 ngày đầu, sản dịch thường bao gồm máu cục và máu loãng, mang màu đỏ sẫm. Từ ngày thứ 4 đến thứ 8, sản dịch trở nên loãng hơn, và từ ngày thứ 9 trở đi, sản dịch không chứa máu nữa, chỉ còn dịch trong suốt hoặc màu trắng, chứa bạch cầu và mô màng vỏ bị hoại tử. Thường thì tình trạng sản dịch sẽ kết thúc trong khoảng 2 - 3 tuần sau khi sinh nở.
Sản dịch bình thường không có mủ, nhưng khi đi qua âm hộ và âm đạo, có thể bị nhiễm các vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, hay trực khuẩn, dẫn đến tình trạng mủ và có mùi hôi.
Tắc tia sữa sau sinh là tình trạng mà dòng sữa không chảy ra bình thường hoặc gặp khó khăn trong việc chảy ra ngoài. Các triệu chứng của tắc tia sữa có thể bao gồm sưng, đau nhức, và đỏ ở vùng vú. Có thể xuất hiện cảm giác nóng lên hoặc nặng nề trên vú. Nếu tắc tia sữa không được xử lý kịp thời, có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như áp xe vú, nhiễm trùng, hoặc xơ tuyến vú.
Tiền sản giật hậu sản là một tình trạng hiếm gặp nhưng có thể xảy ra sau khi phụ nữ sau sinh nở. Thông thường, tiền sản giật hậu sản xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi sinh, nhưng có thể diễn ra muộn hơn, thậm chí đến 6 tuần sau khi sinh. Sản phụ mắc tiền sản giật hậu sản thường có các triệu chứng như tăng huyết áp, đạm niệu, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau thượng vị, tiểu ít, phù, và tăng cân nhanh. Đây là một tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trầm cảm sau sinh là một rối loạn tâm trạng phổ biến xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh con. Trầm cảm sau sinh có thể biểu hiện với các triệu chứng như buồn bã, mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn, cáu gắt, suy nghĩ tiêu cực,... Trầm cảm sau sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người mẹ.
Chăm sóc sức khỏe sau sinh là một phần quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của người mẹ và giúp họ hồi phục sau quá trình sinh nở. Theo các chuyên gia y tế, việc chăm sóc sức khỏe hậu sản sẽ giúp hạn chế các biến chứng hậu sản. Dưới đây là một số gợi ý về chăm sóc sức khỏe sau sinh:
Hành trình mang thai và sinh con đã làm ảnh hưởng không ít về sức khỏe cũng như cơ thể của người phụ nữ. Ngoài ra, thời kỳ hậu sản cũng là khoảng thời gian mà người mẹ dễ bị tổn thương tâm lý, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và cuộc sống. Việc chăm sóc sức khỏe tinh thần trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để hỗ trợ phụ nữ vượt qua những khó khăn trong giai đoạn này.
Hỗ trợ và thấu hiểu từ gia đình là yếu tố quan trọng trong giai đoạn hậu sản. Gia đình, đặc biệt là người chồng có thể giúp đỡ bằng cách thể hiện sự thấu hiểu đối với cảm xúc và lo lắng của vợ sau hành trình sinh nở. Việc đảm nhận một phần công việc nhà và chăm sóc em bé giúp giảm áp lực và tạo điều kiện cho vợ có thời gian nghỉ ngơi. Bản thân người mẹ trong giai đoạn này nên tự tìm niềm vui bằng cách gặp gỡ, trò chuyện với bạn bè để giải tỏa tâm lý, vui vẻ, lạc quan hơn.
Đối với phụ nữ sau khi sinh, việc khôi phục sức khỏe trong giai đoạn hậu sản thường là việc vô cùng quan trọng. Khôi phục sức khỏe càng sớm, các vấn đề hậu sản có thể được giảm thiểu. Hi vọng rằng những thông tin về hậu sản thường, bệnh lý hậu sản và bí quyết chăm sóc sau sinh có thể giúp ích cho các mẹ và người thân.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.