Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Hoại tử bã đậu: Triệu chứng, nguyên nhân và giải pháp điều trị

Ngày 02/12/2024
Kích thước chữ

Hoại tử bã đậu có thể xuất hiện ở nhiều cơ quan trong cơ thể và biểu hiện triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào vị trí tổn thương. Các biện pháp phòng ngừa như tiêm phòng, duy trì sức khỏe tốt và kiểm soát môi trường sống cũng rất quan trọng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Hoại tử bã đậu là biểu hiện đặc trưng của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt là lao và các nhiễm trùng mạn tính. Đây không phải là một bệnh lý độc lập mà là dấu hiệu của những rối loạn tiềm ẩn nguy hiểm. Việc nhận biết sớm và điều trị đúng cách là yếu tố quyết định để bảo vệ sức khỏe. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Các bệnh lý liên quan đến hoại tử bã đậu

Hoại tử bã đậu thường gắn liền với một số bệnh lý nghiêm trọng, trong đó phổ biến nhất là lao phổi, lao ngoài phổi, nhiễm nấm và vi khuẩn mạn tính, thậm chí là ung thư và các loại bệnh tự miễn dịch khác.

Nhiễm nấm và vi khuẩn mạn tính khác

Nhiễm nấm và vi khuẩn mạn tính là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tổn thương mô dạng hoại tử bã đậu. Cả hai tình trạng này đều gây viêm nhiễm kéo dài, phá hủy cấu trúc mô và kích hoạt phản ứng miễn dịch không hiệu quả, tạo điều kiện cho sự hình thành hoại tử bã đậu. Một số trường hợp hoại tử bã đậu có thể do nấm (Histoplasma, Blastomyces) hoặc vi khuẩn gây nhiễm trùng mạn tính khác. Các bệnh này thường hiếm gặp và khó chẩn đoán hơn.

Hoại tử bã đậu: Triệu chứng, nguyên nhân và giải pháp điều trị 1
Nhiễm nấm và vi khuẩn mạn tính là nguyên nhân dẫn đến tổn thương mô dạng hoại tử bã đậu

Lao phổi

Đây là bệnh lý phổ biến nhất liên quan đến hoại tử bã đậu. Tình trạng này xuất hiện do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây bệnh lao. Vi khuẩn lao gây tổn thương phổi, tạo các ổ viêm nhiễm và vùng hoại tử. Hoại tử bã đậu không chỉ là dấu hiệu đặc trưng trong lao phổi mà còn phản ánh mức độ nghiêm trọng của tổn thương mô phổi do nhiễm trùng.

Lao ngoài phổi

Lao ngoài phổi là một dạng bệnh lao xảy ra ở các cơ quan khác ngoài phổi và thường có liên quan đến hoại tử bã đậu. Đây là một biểu hiện phức tạp của bệnh lao, khi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis lây lan từ phổi qua máu hoặc hệ bạch huyết đến các cơ quan khác, gây tổn thương và hoại tử mô. Được chia thành các loại như sau:

  • Lao hạch bạch huyết: Là dạng lao ngoài phổi phổ biến nhất. Tổn thương thường xuất hiện ở vùng cổ, nách, gây sưng đau.
  • Lao cột sống (lao xương khớp): Tình trạng nghiêm trọng dẫn đến biến dạng cột sống, mất chức năng vận động.
  • Lao thận và đường tiết niệu: Là dạng lao ngoài phổi tác động đến thận và có thể lan ra toàn bộ hệ tiết niệu.
  • Lao màng bụng: Xảy ra khi vi khuẩn lao lây lan đến màng bao quanh khoang bụng.
  • Lao hệ sinh dục: Ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản ở cả nam và nữ, thường liên quan đến tử cung, buồng trứng, hoặc mào tinh hoàn.
  • Lao màng não: Nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Hoại tử bã đậu: Triệu chứng, nguyên nhân và giải pháp điều trị 3
Lao hạch bạch huyết nếu nặng có thể gây ra hoại tử bã đậu

Ung thư và các bệnh tự miễn

Mặc dù hiếm, hoại tử bã đậu cũng có thể xuất hiện trong các khối u ác tính hoặc tổn thương liên quan đến bệnh tự miễn như sarcoidosis. Trong ung thư, hoại tử bã đậu có thể xảy ra ở khối u hoặc các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng. Điều này thường là kết quả của tổn thương tế bào, viêm hoặc thiếu máu cục bộ.

Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán hoại tử bã đậu

Hoại tử bã đậu có thể xuất hiện ở nhiều cơ quan trong cơ thể và biểu hiện triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào vị trí tổn thương. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp:

Lao cột sống (lao xương khớp)

Lao cột sống có thể làm chèn ép tủy sống gây tê liệt hoặc mất chức năng vận động. Bệnh khiến người bệnh luôn gặp tình trạng đau lưng kéo dài, cứng khớp, khó vận động. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến dạng cột sống. Các triệu chứng hoại tử bã đậu trong lao cột số bao gồm:

  • Vi khuẩn lao xâm nhập vào thân đốt sống, gây viêm và phá hủy cấu trúc xương.
  • Tổn thương dạng bã đậu xuất hiện ở trung tâm đốt sống bị ảnh hưởng, dẫn đến xẹp đốt sống hoặc áp xe lạnh (áp xe không đau).
Hoại tử bã đậu: Triệu chứng, nguyên nhân và giải pháp điều trị 2
Vi khuẩn lao xâm nhập vào thân đốt sống dẫn đến tổn thương dạng bã đậu

Lao phổi

Một vài triệu chứng hoại tử bã đậu của người bệnh lao phổi có thể kể đến như: Ho dai dẳng, có thể ho ra máu, đau tức ngực, sốt về chiều, đổ mồ hôi ban đêm.

  • Ho dai dẳng: Kéo dài hơn 3 tuần, có thể ho ra máu do tổn thương mạch máu gần vùng hoại tử.
  • Sốt nhẹ về chiều: Đây là dấu hiệu điển hình của nhiễm lao.
  • Đổ mồ hôi ban đêm: Dù không vận động, người bệnh vẫn ra nhiều mồ hôi vào ban đêm.
  • Đau ngực: Đặc biệt khi tổn thương lan rộng hoặc có kèm theo viêm màng phổi.
  • Mệt mỏi và sụt cân: Vi khuẩn lao làm suy giảm sức khỏe tổng thể.

Lao hạch bạch huyết

Các biểu hiện hoại tử bã đậu trên người bệnh lao hạch bạch huyết gồm: Sưng to hạch bạch huyết, thường ở vùng cổ hoặc nách. Hạch mềm, dễ vỡ, có thể tiết dịch màu vàng giống mủ.

  • Tổn thương đặc trưng của lao hạch là hoại tử bã đậu trong hạch bạch huyết.
  • Hạch sưng to, mềm và có thể vỡ ra, tiết dịch màu vàng giống phô mai.
  • Nếu không điều trị, các hạch bị hoại tử có thể dẫn đến áp xe và rò rỉ mủ ra ngoài da.

Hoại tử bã đậu tuy là một tổn thương nghiêm trọng nhưng hoàn toàn có thể phát hiện và kiểm soát hiệu quả nếu được xử lý đúng cách.

Phương pháp điều trị và phòng ngừa hoại tử bã đậu

Hoại tử bã đậu mặc dù không được ví như một loại bệnh lý, tuy nhiên đây lại là tổn thương gắn liền với các loại bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, mỗi loại bệnh lý lại cần cách điều trị cũng như phòng ngừa khác nhau.

Phương pháp điều trị

Điều trị hoại tử bã đậu cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp phổ biến bao gồm sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật trong trường hợp cần thiết.

Kết hợp điều trị bằng cách dùng thuốc kháng lao hoặc kháng sinh/kháng nấm:

  • Kháng lao: Phác đồ chuẩn kéo dài từ 6 - 9 tháng, gồm các thuốc như Isoniazid, Rifampin, Pyrazinamide và Ethambutol.
  • Kháng sinh/kháng nấm: Dùng trong trường hợp nguyên nhân không phải lao (ví dụ nhiễm nấm).
Hoại tử bã đậu: Triệu chứng, nguyên nhân và giải pháp điều trị 4
Điều trị hoại tử bã đậu bằng cách dùng thuốc kháng lao hoặc kháng sinh/kháng nấm

Tiến hành phẫu thuật để loại bỏ mô hoại tử trong trường hợp tổn thương nghiêm trọng hoặc áp xe lớn. Ngoài ra, có thể can thiệp phẫu thuật nhằm sửa chữa các biến dạng do tổn thương lâu dài như cột sống,…

Hoại tử bã đậu là biểu hiện đặc trưng của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Việc hiểu rõ triệu chứng, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời đóng vai trò quyết định trong việc bảo vệ sức khỏe. Hơn nữa, các biện pháp phòng ngừa như tiêm phòng, duy trì sức khỏe tốt và kiểm soát môi trường sống cũng rất quan trọng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin