Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiêu chảy khiến trẻ mất đi một lượng kẽm đáng kể cùng các tình trạng nguy hiểm khác. Khi cơ thể trẻ bị thiếu kẽm, hệ miễn dịch sẽ suy yếu, hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng không nhỏ dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hoá. Do đó, cha mẹ cần lưu ý bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy đúng cách và kịp thời để giúp trẻ nhanh hồi phục.
Trong phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em, bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy với liều lượng phù hợp là một trong những biện pháp vô cùng cần thiết. Cha mẹ cần nhớ, bệnh tiêu chảy nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ.
Bệnh tiêu chảy ở trẻ được biểu hiện với triệu chứng đi cầu phân lỏng với tần suất khoảng từ ba lần trong ngày.
Tiêu chảy ở trẻ em được chia thành 2 loại, bao gồm:
Tại Việt Nam, tiêu chảy là căn bệnh rất phổ biến, trong đó có đến hơn 80% trường hợp là bị tiêu chảy cấp tính. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cụ thể là do:
Khi cơ thể bị thiếu hụt kẽm, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiêu chảy kéo dài trong nhiều ngày. Bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy là một trong những cách cha mẹ có thể áp dụng với sự tư vấn về liều lượng của bác sĩ chuyên khoa.
Trẻ ăn, uống những thực phẩm không sạch, không đảm bảo điều kiện vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến trẻ gặp phải tình trạng tiêu chảy.
Với những trẻ phải cai sữa mẹ sớm, trẻ ít uống sữa mẹ hoặc được cho ăn những loại thức ăn không phù hợp với lứa tuổi đều có nguy cơ cao bị tiêu chảy.
Giai đoạn 6 - 12 tháng là khoảng thời gian trẻ hiếu động, muốn khám phát thế giới/đồ vật xung quanh mình nên chúng thường có xu hướng chạm tay vào nhiều đồ vật và sau đó mút tay. Chính điều này đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng vào cơ thể lẫn hệ tiêu hóa, gây ra bệnh tiêu chảy.
Thống kê tại Việt Nam cho thấy, thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ nhỏ bị tiêu chảy. Bởi khi cơ thể thiếu kẽm, khả năng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh ở trẻ nhỏ cũng giảm sút đáng kể. Chưa kể, thiếu kẽm còn khiến hệ tiêu hóa lẫn quá trình hấp thu chất ở trẻ bị rối loạn, từ đó gây ra nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có tình trạng tiêu chảy, chậm phát triển cơ thể,...
Ngoài ra, các chuyên gia cũng tiến hành nghiên cứu bệnh lý tiêu chảy trên 272 trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi diễn ra trong hai tuần, kết quả cũng cho thấy nhiều bằng chứng không kém phần quan trọng về vai trò của kẽm trong điều trị bệnh tiêu chảy. Trong số 272 trẻ tham gia nghiên cứu có 134 trẻ được dùng kẽm và 124 trẻ dùng giả dược. Kết quả, đối với trẻ có bổ sung kẽm thì số ngày và thời gian bị tiêu chảy ít hơn nhóm còn lại là 39%. Bên cạnh đó, trẻ được điều trị bằng kẽm có những biểu hiện khả quan hơn, chẳng hạn giảm rõ rệt tình trạng bệnh tiêu chảy cấp (giảm 31%), tiêu chảy mãn tính (giảm 70%), bệnh lỵ (giảm đến 97%). Riêng tình trạng táo bón, nôn ói thì giữa hai nhóm trẻ không cho thấy có sự khác biệt nào đáng kể.
Rõ ràng, các nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của kẽm trong điều trị tiêu chảy. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy vừa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh vừa góp phần làm giảm mức độ trầm trọng của bệnh.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cha mẹ cần bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy với liều dùng như sau:
Lưu ý: Phụ huynh KHÔNG tùy tiện bổ sung kẽm cho trẻ khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ vì tình trạng thừa kẽm có thể dẫn tới các nguy cơ về chuyển hóa và tăng trưởng cho trẻ, đặc biệt là với liều lượng cao.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần ghi nhớ những lưu ý sau đây khi bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy để giúp trẻ cải thiện mức độ bệnh, nhanh hồi phục:
Tóm lại, kẽm là nguyên tố vô cùng quan trọng và cần thiết đối với quá trình phát thể chất lẫn trí tuệ của trẻ nhỏ. Khi trẻ bị tiêu chảy, thiếu kẽm cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này nên cha mẹ cần biết để bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy một cách kịp thời, hợp lý. Điều này sẽ góp phần giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh, hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực do tiêu chảy gây ra. Ngoài ra, cha mẹ cần theo dõi diễn của bệnh tiêu chảy ở trẻ, đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi trẻ tiêu chảy ngày càng nặng để được tư vấn và có chỉ định chính xác nhất cho tình trạng tiêu chảy của trẻ.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.