Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bơi lội cũng như bao môn thể thao khác, đòi hỏi lượng oxy dồi dào để duy trì sức bền và ngăn ngừa tình trạng ngất xỉu. Đó là lý do tại sao việc biết cách nín thở đúng cách khi bơi dưới nước lại rất quan trọng. Hãy xem những lời khuyên bên dưới để tìm hiểu cách thở khi bơi đúng chuẩn cho người mới bắt đầu!
Như bao hoạt động thể dục khác, bơi lội đòi hỏi lượng oxy dồi dào để duy trì sức bền và ngăn ngừa tình trạng ngất xỉu. Do vậy, việc nắm vững kỹ thuật thở khi bơi là yếu tố then chốt giúp bạn chinh phục mọi cung đường bơi lội một cách an toàn và hiệu quả. Cùng bài viết dưới đây đi tìm hiểu chi tiết các lợi ích của bơi lội và cách thở khi bơi đúng chuẩn, hiệu quả cho người mới bắt đầu nhé!
Khác với hoạt động trên cạn, khi bơi lội, cơ thể con người di chuyển trên bề mặt nước, với phần đầu ở trên không khí và phần thân dưới chìm trong nước. Đặc điểm này dẫn đến sự khác biệt cơ bản trong cách hít thở so với cả cá và người trên cạn. Trên cạn, con người hoạt động với cơ chế hít vào thở ra. Còn với người bơi thì hít vào ở môi trường không khí và thở ra ở dưới nước.
Cách thở đúng khi bơi có vai trò cực kỳ quan trọng trong cách tập bơi cho người mới bắt đầu. Nó ảnh hưởng đến kỹ thuật bơi, độ nổi của cơ thể, sự cân bằng trong nước, lực đẩy từ cơ bắp, tính thủy động học và cả lực cản của nước. Vì vậy, việc tập thở đúng dưới nước là một kỹ năng không thể bỏ qua! Nếu bạn xem nhẹ vấn đề thở khi bơi, hậu quả có thể sẽ rất nghiêm trọng. Nhiều người có thể nổi tốt, lướt nước tốt, đạp chân và quạt tay tốt. Nhưng khi quay đầu để thở lại gặp khó khăn, khiến những kỹ thuật riêng lẻ không thể kết hợp hiệu quả.
Nhiều người mới học bơi thường mắc sai lầm trong kỹ thuật lấy hơi, dẫn đến tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và ảnh hưởng đến hiệu quả bơi lội. Dưới đây là những lỗi sai phổ biến và cách khắc phục:
Kỹ thuật lấy hơi đúng khi bơi là phải tập trung vào pha thở ra chứ không phải pha hít vào. Bạn cần phải thở ra bằng mũi khi mặt ở trong nước. Khi thở hết hơi ra trong nước thì khi quay đầu sang thở, phổi của bạn sẽ trống rỗng. Bạn chỉ cần mở miệng ra là không khí sẽ tự động lùa vào phổi.
Vì tập trung vào pha thở nên thời gian thở ra khi bơi sẽ kéo dài hơn thời gian hít vào. Nếu trên cạn, mọi người đa số quen với viện hít thở theo tỷ lệ 1:1. Thì khi ở dưới nước, hơi thở thường theo tỷ lệ là 2:1 hoặc 3:1 với thời gian thở ra dài gấp đôi hoặc gấp 3 thời gian hít vào. Tỉ lệ này cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào các kiểu bơi mà bạn áp dụng.
Bước 1: Bài tập thở bóng
Bài tập thở bóng là kỹ thuật luyện tập cơ bản và thiết yếu giúp bạn làm quen với việc hít thở dưới nước, tạo nền tảng cho kỹ thuật thở khi bơi sau này, tương tự như lấy hơi trong bơi ếch. Bài tập này có thể thực hiện dễ dàng ở chỗ nước nông, tốt nhất là bám vào thành bể bơi.
Cách thực hiện:
Bắt đầu bài tập thở bóng ở khu vực nước nông, tốt nhất là đứng cạnh thành bể để đảm bảo an toàn và dễ dàng thực hiện động tác.
Bài tập 2: Tập thở nghiêng đầu
Bài tập thở nghiêng đầu là bước tiếp theo trong quá trình luyện tập cách thở khi bơi đúng cách. Kỹ thuật này mô phỏng tư thế hít thở trong bơi sải, giúp bạn làm quen với động tác xoay người và hít vào bằng miệng khi di chuyển.
Cách thực hiện:
Bài tập 3: Cảm nhận độ nổi
Bài tập này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa nhịp thở và độ nổi. Từ đó giúp bạn thực hiện cách thở khi bơi đúng chuẩn, nâng cao hiệu quả bơi lội.
Bài tập 4: Lấy hơi khi bơi ở độ sâu
Bài tập này sẽ giúp bạn luyện tập lấy hơi đúng nhịp, điều tiết nhịp thở và kiểm soát cơ thể một cách hiệu quả.
Cách thực hiện:
Cách thở trong khi bơi là một kỹ thuật đòi hỏi sự luyện tập kiên trì để tạo sự kết nối nhịp nhàng với các chuyển động khác. Khi đã thành thạo, động tác thở dưới nước sẽ diễn ra một cách tự nhiên và thoải mái như cách bạn thở trên cạn.
Một số lưu ý khi thực hiện thở khi bơi đúng cách bạn cần lắm rõ như:
Hy vọng những kiến thức mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn, giúp bạn tập luyện cách thở khi bơi đúng chuẩn, hiệu quả nhất. Theo dõi chúng tôi để cập nhật những bài viết về sức khoẻ nhé!
Xem thêm: Nên ăn gì trước khi bơi để đảm bảo sức khoẻ, tránh kiệt sức?
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.