Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp: Tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe?

Ngày 10/10/2023
Kích thước chữ

Sản phụ sau sinh dễ gặp phải tình trạng tắc tia sữa và áp xe vú. Khi bị tắc tia sữa kéo dài, chị em dễ bị áp xe vú nếu không có hướng điều trị phù hợp. Vấn đề mà nhiều chị em quan tâm là tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe?

Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về tình trạng tắc tia sữa và áp xe vú. Khi bạn biết rõ tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phát hiện bệnh, điều trị và cải thiện sức khỏe sau sinh.

Tắc tia sữa - Nỗi lo của các sản phụ

Tắc tia sữa là gì?

Tình trạng tắc tia sữa là một trong những vấn đề khiến các mẹ bỉm cảm thấy mệt mỏi sau sinh. Các yếu tố như quá trình mang thai, sự thay đổi của các hormone estrogen, oxytocin, progesterone và prolactin tạo ra nhiều phản ứng, làm kích thích cơ thể sản xuất ra sữa. Sữa non được hình thành từ lúc này cho tới 2 - 4 ngày sau sinh.

Tắc tia sữa là tình trạng sữa bị tắc, vón cục và tích tụ lại trong ống dẫn sữa. Khi bé bú mút, sữa chỉ có thể ra với một lượng rất ít hoặc không thể ra ngoài.

Giải đáp: Tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe? 1
Tắc tia sữa xảy ra khi sữa bị tắc, vón cục và đọng lại trong ống dẫn sữa, dẫn đến áp xe

Triệu chứng của tắc tia sữa

Người bị tắc tia sữa có những biểu hiện thường gặp sau:

  • Bầu vú bị căng đau, khi sờ có thể thấy cục cứng;
  • Mặc dù bầu vú căng cứng và đau nhức nhưng sữa không được tiết ra nhiều;
  • Do tắc tia sữa lâu ngày, mẹ có thể bị sốt, dẫn đến các ống dẫn sữa bị viêm, kích thích hệ miễn dịch của cơ thể.

Nguyên nhân gây tắc tia sữa

Có nhiều nguyên nhân gây tắc sữa sau sinh gồm:

  • Mẹ sinh con lần đầu nên sữa chưa thể tiết ra tự nhiên, đều;
  • Sữa dư đọng lại sau mỗi lần cho con bú, lâu dần bị tắc tại ống dẫn sữa và ảnh hưởng chất lượng của sữa, khiến con bú khó khăn hơn;
  • Sau sinh, ngực phải chịu áp lực lớn;
  • Bé ngậm quầng vú không đúng vị trí, không đúng khớp khiến việc bú mút khó khăn khiến sữa bị đọng lại nhiều, gây tắc sữa;
  • Mẹ ít hút sữa nên sữa thừa ở các nang sữa và ống dẫn còn nhiều;
  • Ống dẫn sữa bị bít tắc do mẹ không cho con bú thường xuyên, không cho bú theo cữ;
  • Mệt mỏi, căng thẳng sau sinh kéo dài làm ức chế hormone oxytocin có nhiệm vụ kích thích quá trình tiết sữa.
Giải đáp: Tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe? 2
Mẹ bỉm sữa thường quan tâm đến vấn đề tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe

Áp xe vú do tắc tia sữa kéo dài

Nhiều bà mẹ sau sinh thắc mắc tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe. Trước tiên, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp xe khi bị tắc tia sữa và các triệu chứng thường gặp. 

Khi bị tình trạng tắc tia sữa kéo dài sẽ xảy ra các triệu chứng như viêm, mưng mủ, chảy máu, có hạch,… Lâu dần, tình trạng này sẽ gây ra biến chứng áp xe vú.

Dấu hiệu nhận biết những ổ áp xe là tình trạng viêm, sưng, tấy đỏ. Nguy hiểm hơn nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng hơn sẽ khiến sản phụ đối mặt với nguy cơ hoại tử vú, đồng thời các nang, tuyến mất khả năng tiết sữa… thậm chí là bị nhiễm trùng máu.

Tắc tia sữa lâu ngày dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, tạo điều kiện cho các loại khuẩn Streptococcus và Staphylococcus aureus xâm nhập, từ đó hình thành áp xe vú, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho sản phụ theo từng giai đoạn sau:

  • Giai đoạn khởi phát: Các triệu chứng thường gặp ở giai đoạn này gồm mất ngủ, mệt mỏi, sốt, cảm giác đau tức tại tuyến vú nghiêm trọng hơn. Ổ áp xe làm cho vùng da ngoài tuyến vú phù nề, nóng đỏ.
  • Giai đoạn các ổ áp xe bắt đầu tiến triển: Một số triệu chứng thường gặp như mất ngủ, mệt mỏi, sốt cao, tình trạng sưng to, cứng ở bên vú bị áp xe nhiều hơn, có thể còn xuất hiện hạch ở nách. Với những trường hợp ổ áp xe thông với các ống dẫn sữa, có thể chảy mủ ở núm vú, ảnh hưởng tới chất lượng sữa và sức khỏe của trẻ khi bú sữa mẹ.

Tình trạng áp xe vú kéo dài còn dẫn đến các biến chứng như viêm xơ, viêm mủ tuyến vú.

Mẹ bị tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe?

Việc biết thời gian tắc sữa bao lâu thì bị áp xe giúp mẹ có cách xử lý kịp thời. Lời giải đáp là khi mẹ bị tắc tia sữa sau khoảng 1 tuần sẽ chuyển thành áp xe vú. Tình trạng tắc tia sữa có thể chuyển biến sang viêm tắc sữa sau 5 đến 6 ngày trước khi chuyển thành áp xe. Mẹ bắt đầu bị sốt cao, dẫn đến viêm và gây đau, sưng vú diện rộng và có thể xuất hiện hạch, trong sữa có lẫn mủ, máu.

Trong giai đoạn tắc tia sữa chuyển thành viêm tắc sữa, các mẹ cần nhanh chóng đến bênh viện để có hướng điều trị, tránh hình thành các ổ áp xe, gây nhiều biến chứng nguy hiểm sẽ khó điều trị, xử lý hơn.

Điều trị áp xe vú như thế nào?

Để điều trị áp xe vú, người bệnh chủ yếu dùng kháng sinh kết hợp với phương án chích rạch, tháo mủ. Chích nặn mủ khi các ổ áp xe nông dưới da, vùng quầng vú. Với các áp xe thể tuyến, bệnh nhân cần được gây mê hoặc gây tê tại chỗ và chích áp xe theo đường nan hoa ở chỗ thấp nhất. Các bác sĩ thường rạch trên vú từ 7 - 10cm cách núm vú từ 2 - 3cm.

Giải đáp: Tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe? 3
Điều trị áp xe vú chủ yếu dùng kháng sinh kết hợp với phương án chích rạch, tháo mủ

Sau khi tháo mủ, bệnh nhân được đặt dẫn lưu bằng ống cao su hoặc mét gạc, thường xuyên bơm rửa làm sạch ổ áp xe mỗi ngày qua ống dẫn lưu bằng dung dịch sát khuẩn, kết hợp với dùng thuốc kháng sinh toàn thân.

Để dễ dàng trong việc điều trị, khi gặp những triệu chứng của bệnh, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị áp xe vú hiệu quả. Đồng thời, mẹ cũng cần chú ý vệ sinh núm vú hàng ngày để tránh nhiễm khuẩn cho cả mẹ và bé.

Ngăn ngừa nguy cơ áp xe vú như thế nào?

Để hạn chế nguy cơ phát triển thành các ổ áp xe, khi bị tắc tia sữa, các mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên chườm ấm bầu ngực, massage vú thường xuyên để kích thích các nang sữa, ống dẫn sữa được lưu thông dễ dàng hơn.
  • Sau khi cho bú, mẹ nên vắt sữa hoặc dùng máy hút sữa để hút hết sữa dư thừa trong bầu vú.
  • Cho bé bú đúng tư thế và tránh làm tổn thương đầu vú. 
  • Vệ sinh núm vú và bầu vú kỹ, đặc biệt là trước và sau khi con bú.
  • Giữ tinh thần của mẹ được thoải mái, vui vẻ, không bị stress, áp lực để tránh tình trạng ức chế sản sinh hormone prolactin làm tăng tiết sữa cho con bú.
Giải đáp: Tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe? 4
Mẹ cần cho bé bú đúng cách, đúng tư thế và tránh để đầu vú bị tổn thương

Sau khi đọc bài viết trên, chị em phụ nữ đã hiểu về tình trạng tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé khi bú mẹ, các chị em cần điều trị tình trạng tắc tia sữa sớm để không chuyển sang biến chứng áp xe.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin