Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Huyết áp 130 60 là cao hay thấp, có đáng để bạn lo lắng hay không? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nghi vấn này và đưa ra một số giải pháp giúp đưa chỉ số huyết áp về ngưỡng an toàn.
Đo huyết áp là một trong những cách đơn giản để kiểm tra sức khỏe hằng ngày. Vậy chỉ số huyết áp 130 60 là cao hay thấp, có nguy hiểm hay không và cần làm gì khi đối diện với tình huống này?
Huyết áp được hiểu là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch khi tim co bóp.
Huyết áp được đo bằng đơn vị mmHg (mi-li-mét thủy ngân). Trong mỗi lần đo, trị số huyết áp sẽ được thể hiện qua hai chỉ số quan trọng, đó là:
Nếu chỉ số đo được thấp hơn giới hạn trên thì được gợi là huyết áp thấp, ngược lại sẽ được xếp vào nhóm huyết áp cao.
Huyết áp thấp khiến cơ thể không tưới đủ máu cho các cơ quan, bộ phận. Nếu không can thiệp thì dần dà sẽ gây tổn thương đa tạng, suy giảm chức năng thần kinh, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Huyết áp cao có thể kéo theo nhiều biến chứng cấp tính như suy thận, phù phổi, bóc tách động mạch chủ, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… Về lâu dài, cao huyết áp sẽ gây bệnh thận mạn tính, thiếu máu cục bộ, suy tim,...
Để biết huyết áp 130 60 là cao hay thấp, chúng ta cần so sánh chỉ số này với giới hạn tiêu chuẩn vừa được chia sẻ ở trên.
Khi đối chiếu, bạn sẽ thấy trong trường hợp này, cả chỉ số huyết áp tâm thu (130mmHg) và chỉ số huyết áp tâm trương (60mmHg) đều nằm trong giới hạn bình thường.
Tuy nhiên theo khuyến cáo mới đây của Hội Tim mạch Châu Âu (ESC) thì khi đo tại phòng khám, nếu mức huyết áp tâm thu dao động từ 120 -139mmHg, huyết áp tâm trương dao động từ 70 - 89 mmHg thì sẽ được xếp vào nhóm huyết áp “tăng cao” (chưa được chẩn đoán là tăng huyết áp nhưng cần phải theo dõi).
Như vậy, huyết áp tâm thu (130mmHg) được xem là chỉ số huyết áp “tăng cao” còn huyết áp tâm trương (60mmHg) thì nằm trong ngưỡng an toàn. Do đó chỉ số huyết áp 130/60 không phải là trường hợp tăng huyết áp chính thức và đa phần các trường hợp đều không gây nguy hiểm.
Thế nhưng bệnh nhân đã xuất hiện dấu hiệu cảnh báo (huyết áp tâm thu tăng cao) nên có thể tiềm ẩn những rủi ro. Chính vì thế người bệnh cần được theo dõi sức khỏe sát sao. Tuy nhiên, bạn cũng không nên hoang mang vì so với giới hạn bình thường của huyết áp tâm thu (90 - 120mmHg) thì mức 130mmHg cũng không chênh lệch quá lớn. Vậy nên nếu được can thiệp sớm và chăm sóc đúng cách, tình trạng trên sẽ được cải thiện chỉ sau vài tháng.
Khi huyết áp đo được ở mức 130/60mmHg, việc dùng thuốc là chưa cần thiết. Nhất là khi người kiểm tra không mắc bệnh tim mạch, suy thận hay tiểu đường.
Tuy nhiên, vì huyết áp tâm thu ở trạng thái “tăng cao” nên cần phải thay đổi lối sống và theo dõi nghiêm ngặt chỉ số này.
Để cải thiện chỉ số huyết áp, bạn hãy áp dụng ngay một số giải pháp cơ bản sau:
Sau khoảng 3 tháng, nếu việc thay đổi lối sống không mang lại kết quả thì người bệnh nên cân nhắc việc thăm khám và điều trị bằng thuốc.
Do có chỉ số huyết áp tâm thu cao nên người bệnh cần kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm những diễn biến bất thường.
Bệnh nhân nên sắm một máy đo huyết áp chất lượng tốt và đọc kỹ cách sử dụng để tự kiểm tra tại nhà. Mỗi ngày đo ít nhất 2 lần, vào buổi sáng và khi chiều tối.
Nếu huyết áp tâm thu có xu hướng giảm dần thì bạn có thể giãn cách tần suất đo cho đến khi chỉ số huyết áp trở về trạng thái ổn định.
Nếu huyết áp tâm thu không hạ hoặc tăng dần (trong vòng 2 tuần) thì bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.
Bạn hãy thăm khám ngay lập tức nếu chỉ số huyết áp đo được ở mức 130/60 và đi kèm những vấn đề bất thường dưới đây:
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi: “Huyết áp 130 60 là cao hay thấp?”. Nếu thường xuyên đo được chỉ số huyết áp như trên, bạn đọc cần cẩn trọng vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm nào đó. Vậy nên hãy lắng nghe cơ thể mình và áp dụng ngay các biện pháp điều chỉnh lối sống xem tình hình có thay đổi hay không. Nếu không thì thăm khám ngay để được can thiệp càng sớm càng tốt.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.