Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiểu đường là một loại bệnh mãn tính với biểu hiện là lượng đường huyết trong máu luôn cao hơn so với mức bình thường. Điều này là do cơ thể thiếu hụt về việc sản xuất insulin, đề kháng với insulin hoặc cả 2 trường hợp này. Vì vậy, sự xuất hiện của liệu pháp insulin nền đã tạo ra một phác đồ điều trị hiệu quả cho bệnh tiểu đường.
Việc insulin nền ra đời đã giúp thay đổi hoàn toàn cuộc sống của các bệnh nhân bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Vậy insulin nền có tác dụng gì? Các loại insulin nền bao gồm những gì? Và liệu pháp insulin nền trong điều trị bệnh tiểu đường như thế nào? Các vấn đề này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cho bạn đáp án qua bài viết dưới đây nhé.
Insulin là một loại hormone từ tế bào đảo tụy tại tuyến tụy tiết ra, có tác dụng chuyển hoá các chất carbohydrate vào trong cơ thể, di chuyển đến các cơ, gan và cả tế bào mỡ nhằm tạo ra năng lượng cho hoạt động cơ thể hoặc để dự trữ.
Insulin nền hay còn có tên tiếng Anh là basal insulin. Tác dụng chính của insulin nền đó là kiểm soát ổn định lượng đường huyết trong máu khi không ăn uống. Trong thời gian không ăn uống, gan không ngừng giải phóng lượng đường (glucose) vào máu. Qua đó, insulin nền có chức năng đưa lượng glucose này đến các tế bào nhằm chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể. Điều này hỗ trợ lượng đường trong máu được duy trì ở mức ổn định, cân bằng, đồng thời đảm bảo cơ thể luôn có nguồn năng lượng đủ cho các hoạt động chức năng quan trọng của cơ thể.
Ngược lại, nếu không có insulin nền, glucose thay vì đi vào các tế bào thì chúng sẽ tích tụ lại ở máu. Khi đó, lượng đường trong máu sẽ tăng cao, cơ thể không có đủ năng lượng cho các hoạt động.
Insulin có nhiều dạng không giống nhau. Mỗi một dạng đều có điểm khác nhau, cụ thể là nằm ở tốc độ lượng đường huyết trong máu giảm nhanh hay chậm được tính từ lúc tiêm, lúc tác động mạnh nhất lên lượng đường huyết trong máu, cũng như tác dụng insulin kéo dài trong khoảng thời gian bao lâu. Hiện nay, các loại insulin thường được dùng, đó là:
Insulin tác dụng kéo dài này chính là insulin nền. Tác dụng của insulin nền chính là điều chỉnh lượng đường huyết trong máu cơ thể người bệnh của cả 1 ngày. Hiện nay, các loại insulin nền (insulin tác dụng kéo dài) gồm có 2 loại:
Liệu pháp insulin nền còn được gọi là basal insulin therapy. Dưới đây là liệu pháp dùng insulin nền trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Cụ thể như sau:
Dựa vào Hiệp hội các nhà Nội tiết Lâm sàng Hoa Kỳ (AACE) và ADA/EASD 2012 đưa ra lời chỉ định: Liệu pháp dùng insulin được chỉ định tiêm cho người bệnh đái tháo đường tuýp 2. Bệnh nhân này có khả năng nhiễm độc thành phần glucose, xét nghiệm HbA1c > 8% mặc dù đang dùng 2 loại thuốc dạng viên hạ đường huyết với liều tối đa hoặc không đạt được mục tiêu sau 1 năm điều trị bệnh tiểu đường.
Insulin nền phối hợp với thuốc dạng viên hạ đường huyết trước đó (1, 2 hoặc 3 thuốc liều tối đa). Cụ thể, vẫn sử dụng thuốc uống hạ đường huyết trong máu như mọi ngày, thêm vào đó sẽ là 1 mũi tiêm insulin chậm loại insulin human NPH được tiêm sau khi ăn tối trước khi ngủ. Còn nếu khi tiêm insulin chậm analogue như insulin detemir, insulin glargine, insulin degludec thì có thể tiêm bất kỳ lúc nào trong ngày, đồng thời kết hợp với việc uống thuốc hạ đường huyết.
Đối với liều dùng: Khi bắt đầu, dùng insulin nền liều thấp với lượng 0,1 U/kg, sau đó tăng dần lên với lượng tối đa là 0,4 U/kg.
Khi điều chỉnh liều insulin trong liệu pháp insulin nền để điều trị bệnh tiểu đường, thì dựa vào đường hồi cứu buổi sáng tối thiểu trong 3 ngày liên tiếp. Trong trường hợp, người bệnh xảy ra tình trạng hạ đường huyết thì cần phải điều chỉnh liều lượng tiêm insulin.
Do insulin chậm loại insulin human có tác dụng đạt đỉnh điểm vào đêm khuya, dễ gây ra tình trạng hạ đường huyết trong khi ngủ, vì vậy khi dùng loại insulin này cần kiểm tra lượng đường huyết trong máu trước khi ngủ.
Đa phần khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào đều có thể gây ra một số tác dụng phụ, việc tiêm insulin nền cũng vậy. Dưới đây là một số tác dụng phụ khi dùng liệu pháp insulin nền, cụ thể:
Ngoài ra có một số loại thuốc có thể làm giảm tác dụng của insulin nền như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc clonidine… Đối với những thuốc này, bệnh nhân nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc để tránh tình trạng tương tác thuốc với insulin nền.
Có thể thấy rằng, liệu pháp insulin nền dùng trong điều trị bệnh tiểu đường có hiệu quả tốt trong việc điều chỉnh lượng đường huyết trong máu. Tuỳ vào từng tình trạng của bệnh mà có cách sử dụng và liều dùng khác nhau. Do vậy, người bệnh được chỉ định dùng liệu pháp insulin nền thì có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về lịch tiêm, liều tiêm phù hợp trong suốt quá trình điều trị.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.