Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Khi bị cảm cúm ho có đờm uống thuốc gì?

Ngày 29/07/2024
Kích thước chữ

Cảm cúm thường gặp trên hầu hết mọi đối tượng và gây cảm giác khó chịu cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Một trong những triệu chứng phổ biến đó là những cơn ho. Vậy nên khi bị cảm cúm ho có đờm uống thuốc gì luôn là câu hỏi được sự quan tâm của rất nhiều người.

Ho có đờm là triệu chứng thường gặp trong bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là cảm cúm. Mục tiêu điều trị lúc bấy giờ là làm thế nào để cắt cơn ho cũng như tống đờm ra khỏi cơ thể đóng vai trò quan trọng. Để trả lời cho câu hỏi khi bị cảm cúm ho có đờm uống thuốc gì hãy cùng Long Châu tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu chung về cảm cúm ho có đờm

Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus cúm influenza tác động lên hệ thống tai-mũi-họng của cơ thể. Bệnh cảm cúm dễ lây lan thông qua dịch tiết, giọt bắn khi hắt hơi hoặc ho do tiếp xúc gần giữa người với người. Hằng năm có hơn triệu người mắc bệnh cúm, chủ yếu phát triển theo mùa. Bệnh cảm cúm có thể phát triển thành đại dịch nên không phòng ngừa và điều trị kịp thời. Vậy nên trước khi trả lời câu hỏi cảm cúm ho có đờm uống thuốc gì thì cần phải biết được căn nguyên cũng như những triệu chứng để có thể đưa ra lựa chọn hợp lý, tránh hạn chế việc tự ý điều trị khi chưa thực sự nắm bắt được bệnh.

Triệu chứng bệnh cảm cúm

Thông thường sau khi tiếp xúc gần trong khoảng thời gian từ 1 - 2 ngày, bệnh nhân bắt đầu có những biểu hiện của bệnh như:

  • Sốt;
  • Ớn lạnh;
  • Ho có đờm;
  • Đau họng, khô rát cổ họng;
  • Đau nhức mình, yếu cơ;
  • Đau đầu, mệt mỏi;
  • Sổ mũi, chảy nước mũi;
  • Nôn, tiêu chảy.
Khi bị cảm cúm ho có đờm uống thuốc gì? 1
Ho có đờm là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh cảm cúm

Đối tượng nguy cơ cao dễ mắc bệnh cảm cúm

Theo thống kê của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC), các đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc bệnh cảm cúm như sau:

  • Người lớn trên 65 tuổi;
  • Trẻ em từ 5 tuổi trở xuống;
  • Bệnh nhân suy giảm miễn dịch (nằm viện lâu ngày, bệnh nhân ung thư);
  • Bệnh nhân HIV/AIDS;
  • Phụ nữ có thai;
  • Người đồng mắc các bệnh lý mạn tính như huyết áp, tim mạch, tiểu đường.
Khi bị cảm cúm ho có đờm uống thuốc gì? 2
Trẻ em là đối tượng nguy cơ cao dễ mắc bệnh cảm cúm

Biến chứng của bệnh cảm cúm ho có đờm

Khi các triệu chứng diễn tiến kéo dài và không được điều trị sẽ dẫn đến các tình trạng bệnh lý nặng hơn. Khi cảm cúm ho có đờm không khỏi sẽ dẫn đến việc ứ đọng dịch nhầy trong đường hô hấp mà không tống được ra bên ngoài, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây ra tình trạng nhiễm trùng thứ phát. Khi dịch nhầy nhiều sẽ gây ứ đọng và tràn vào tai gây ra tình trạng viêm tai, ứ dịch tai trong. Bên cạnh đó, dịch nhầy ứ đọng gây tắc nghẽn đường hô hấp gây khó thở, khò khè hoặc nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong.

Cảm cúm ho có đờm uống thuốc gì?

Khi đã nắm bắt được bệnh cảm cúm thì việc điều trị trở nên hiệu quả hơn. Hiện nay, việc thực hiện tiêm chủng cúm được phổ biến rộng rãi nhằm gia tăng miễn dịch cộng đồng cũng như bảo vệ bản thân trước sự xâm nhập của virus cúm. Bên cạnh đó, trong thời gian diễn tiến bệnh, điều trị triệu chứng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị. Vậy câu hỏi cảm cúm ho có đờm uống thuốc gì cũng đã có lời giải đáp.

Sau đây là một số phương pháp có thể gợi ý cho việc điều trị cảm cúm ho có đờm:

Mật ong

Từ dân gian xa xưa, mật ong đã trở thành nguồn nguyên liệu quý và được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc trị ho, cảm. Trong y học hiện đại, theo nghiên cứu chứng minh năm 2021 cho thấy mật ong làm giảm ho ở các bệnh lý đường hô hấp, trong đó có cảm cúm ho có đờm.

Mật ong có tính chất kháng khuẩn, làm trơn và hạn chế tình trạng đau rát họng từ đó giảm được các cơn ho do cảm cúm. Một ly nước ấm hòa với mật ong khi uống vào buổi sáng đem lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Khi bị cảm cúm ho có đờm uống thuốc gì? 3
Mật ong đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị bệnh cảm cúm ho có đờm

Gừng

Gừng từ lâu là một nguồn dược liệu quý trong việc điều trị cảm cúm. Gừng có tính ấm giúp giải cảm, giảm đau, chống viêm từ đó hỗ trợ trong điều trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Các chế phẩm từ gừng phối hợp với nhiều loại thảo dược khác được sử dụng rộng rãi trong hỗ trợ điều trị các bệnh ho, cảm, sổ mũi,... dưới nhiều hình thức như viên ngậm, siro ho, xịt họng.

Tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà được sử dụng từ thời xa xưa trong điều trị cảm cúm ho có đờm. Trong bạc hà có chứa menthol giúp sát khuẩn cổ họng, làm dịu các cơn ho, hỗ trợ long đờm. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chế phẩm có chứa tinh dầu bạc hà như viên xông tinh dầu, kẹo ngậm, thuốc trong điều trị ho. Một số sản phẩm có thể kể đến như: Viên xông Euca-OPC, Eugica.

Dịch chiết lá thường xuân

Trong nghiên cứu tổng hợp năm 2021 đã chứng minh hiệu quả của dịch chiết lá thường xuân trong điều trị cảm cúm ho có đờm thông qua việc hỗ trợ long đờm, làm loãng đờm bằng việc tăng tiết nhiều chất nhầy. Hiện nay việc phối hợp dịch chiết lá thường xuân với các dược liệu khác giúp tăng cường hiệu quả long đờm. Một số sản phẩm có chứa dịch chiết lá thường xuân phổ biến như Prospan, Prospan Forte sử dụng trong điều trị các trường hợp cảm cúm ho có đờm ở từng đối tượng cụ thể.

Khi bị cảm cúm ho có đờm uống thuốc gì? 4
Cao lá thường xuân là một trong những câu trả lời cho câu hỏi cảm cúm ho có đờm uống thuốc gì

Thuốc điều trị ho đờm không kê đơn

Bên cạnh các thảo dược quý, một trong những lựa chọn điều trị cảm cúm ho có đờm đó là các thuốc không kê đơn có thể tìm thấy tại các nhà thuốc, cụ thể bao gồm 2 nhóm:

  • Thuốc tiêu nhầy giúp cắt nhỏ đờm từ đó tống đờm ra dễ dàng: N-Acetylcysteine, Carbocysteine.
  • Thuốc long đờm bằng việc tăng tiết dịch nhầy làm giảm độ nhớt giúp dễ dàng tống đờm ra ngoài: Bromhexin, Ambroxol.

Một số biện pháp khác điều trị cảm cúm ho có đờm

Khi điều trị cảm cúm ho có đờm, việc phòng ngừa cho cơ thể cũng góp phần hỗ trợ trong quá trình điều trị cũng như giúp hồi phục sức khỏe một cách hiệu quả. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa:

  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý: Làm sạch và ngăn chặn nguồn lây bệnh.
  • Uống đủ nước: Hạn chế mất nước, làm dịu cổ họng khi ho để tống đờm.
  • Giữ ấm cơ thể: Làm ấm đường thở, hỗ trợ làm loãng dịch nhầy trong cơ thể.
  • Rửa mũi: Giảm lượng dịch nhầy, loãng dịch đờm ứ đọng hoặc tràn vào mũi.

Cảm cúm tuy không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng việc điều trị và phòng ngừa đúng lúc giúp giảm thiểu các triệu chứng, đặc biệt là ho có đờm. Bài viết trên phần nào đó giải đáp được thắc mắc khi bị cảm cúm ho có đờm uống thuốc gì. Bên cạnh việc lựa chọn thuốc thì nâng cao miễn dịch cộng đồng qua việc tiêm vắc xin cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.