Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Khô miệng khát nước tiểu nhiều là bị bệnh gì?

Ngày 01/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nếu bạn vẫn bị khô miệng sau khi uống nước thì đây có thể là cảnh báo về một số bệnh nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn lý do vì sao khô miệng khát nước tiểu nhiều để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.

Cơ thể chúng ta khát nước và uống nhiều nước sau khi tập thể dục, thời tiết nóng bức, ăn mặn,... Tuy nhiên, nếu bạn vẫn luôn cảm thấy khô miệng khát nước tiểu nhiều sau khi uống nước thì điều này có thể do đang mắc một số bệnh.

Những dấu hiệu không tốt sau khi uống nước

Khô miệng khát nước tiểu nhiều

Nếu sau khi uống nước mà vẫn khô miệng khát nước tiểu nhiều thì khả năng cao bạn đang bị tiểu đường, thiếu máu, tăng canxi máu,... Tình trạng này xuất hiện khi thận cần bài tiết nhiều hơn mức bình thường.

Phù nề cơ thể

Cơ thể khỏe mạnh thì sẽ không thể bị phù nề dù cho bạn có uống nhiều nước. Do đó, điều này là cảnh báo thận bạn đang có vấn đề. Nếu thận bị yếu, khả năng đào thải độc tố bị suy giảm, ứ đọng nước, rối loạn điện giải và phù nề cơ thể.

Đau bụng

Nếu sau khi uống nước bụng bị phình to và có cảm giác đau thì có thể bạn bị bệnh về gan. Ngoài ra, các vấn đề về tiêu hóa cũng khiến bạn bị đau bụng sau khi uống nước. Một số bệnh về đường tiêu hóa cần lưu ý gồm: Viêm loét dạ dày, viêm đại tràng co thắt, giảm nhu động ruột,...

Ít đi tiểu hoặc không đi tiểu

Sau khi uống nước nhưng bạn lại ít đi tiểu hoặc thậm chí không đi tiểu thì cần chú ý quan sát cơ thể. Điều này thường do bạn bị thiếu nước trầm trọng. Do đó, bạn cần có thói quen bổ sung uống nước thường xuyên.

Khô miệng khát nước tiểu nhiều là bị bệnh gì 1
Uống nhiều nước kèm tiểu ít cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu nước

Những dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu nước

Ngoài cảm giác khát nước, sau đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn cần nhanh chóng bổ sung nước cho cơ thể:

  • Khô miệng và hôi miệng: Dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận thấy nhất là khô miệng. Bởi vì cơ thể thiếu nước sẽ giảm tiết nước bọt.
  • Đau đầu, chóng mặt, ù tai: Khi cơ thể bị thiếu nước, bạn có thể cảm thấy những dấu hiệu này. Nếu tình trạng thiếu nước kéo dài, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nước tiểu sẫm màu và đặc: Màu sắc nước tiểu bình thường sẽ là màu vàng nhạt đến vàng ánh cam. Nếu nước tiểu có màu sẫm hơn thì chứng tỏ bạn cần bổ sung nước ngay.
  • Đói và cảm thấy thèm đồ ngọt: Người bị thiếu nước vẫn có cảm giác đói nhẹ và thèm ăn đồ ngọt. Bởi vì cơ thể thiếu nước nên không thể giải phóng năng lượng, dẫn đến cảm giác thèm đồ ngọt - một loại thực phẩm giàu năng lượng.
  • Khô da và tăng tiết bã nhờn: Cơ thể thiếu nước cũng giảm tiết mồ hôi gây khô da. Do đó, lỗ chân lông tăng tiết bã nhờn để tránh cho da bị tổn thương.
  • Tiểu ít và giảm lượng nước tiểu: Tiểu ít là khi số lần đi tiểu trong ngày chỉ khoảng 2 - 3 lần. Cơ thể thiếu nước sẽ giảm số lần đi tiểu và lượng nước tiểu trong mỗi lần.
Khô miệng khát nước tiểu nhiều là bị bệnh gì 2
Nếu cảm thấy đói và thèm đồ ngọt thì có thể bạn đang thiếu nước

Khô miệng khát nước tiểu nhiều cảnh báo bệnh gì?

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường type-2 khởi phát thường có dấu hiệu khô miệng khát nước liên tục và đi tiểu nhiều. Bên cạnh đó, dấu hiệu này cũng có thể là do tăng đường huyết, thường gặp nhiều ở những người bị tiểu đường.

Khi bị tiểu đường, lượng glucose trong máu tăng cao nên thận phải làm việc nhiều hơn. Nếu thận không thể xử lý kịp sẽ tạo ra nhiều nước tiểu hơn bình thường. Do đó, chúng ta sẽ luôn cảm thấy khát nước, khô miệng.

Các dấu hiệu bị tiểu đường bao gồm:

  • Khô miệng khát nước tiểu nhiều;
  • Thường xuyên đói và mệt mỏi;
  • Da bị thiếu độ ẩm nên bị ngứa và khô;
  • Cơ thể sụt cân dù cho ăn nhiều hơn;
  • Mắt bị sưng khiến thị lực suy giảm.

Thiếu máu

Khát nước cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh thiếu máu. Bên cạnh khát nước, người bệnh còn có dấu hiệu như choáng váng, mất sức, mạch đập nhanh, đổ mồ hôi, tái mặt,... Thiếu máu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể do thiếu máu bẩm sinh, do lối sống, chấn thương hoặc do bị bệnh khác.

Khô miệng khát nước tiểu nhiều là bị bệnh gì 3
Người bị thiếu máu cũng có triệu chứng khô miệng khát nước tiểu nhiều

Tăng canxi máu

Người bị tăng canxi máu sẽ có cảm giác vô cùng khát nước cùng với các triệu chứng như đi tiểu nhiều, buồn nôn, táo bón, đau bụng, yếu cơ, đau xương, mệt mỏi, lú lẫn, rối loạn nhịp tim, trầm cảm,... Tăng canxi máu thường do tuyến cận giáp hoạt động quá mức hoặc do các bệnh khác như bệnh u hạt, lao hoặc thậm chí là ung thư.

Các dấu hiệu bị tăng canxi máu gồm:

  • Khát nước dù cho uống bao nhiêu cũng không đủ;
  • Thường xuyên đi tiểu, yếu cơ, đau xương;
  • Táo bón, đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi;
  • Thiếu sức sống, lờ đờ, có thể bị nhầm với trầm cảm.

Bệnh về thận

Người bị thận yếu và suy thận thường bị khát nước, tiểu nhiều, khô miệng. Bệnh thường diễn biến chậm, khó phát hiện tuy nhiên bệnh sẽ để lại nhiều triệu chứng nguy hiểm đối với tính mạng. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý các dấu hiệu sau đây để thăm khám kịp thời:

  • Tiểu nhiều, đặc biệt là tiểu đêm, khát nước, khô miệng;
  • Nước tiểu có màu lạ, nhiều bọt, lâu tan, mùi hắc;
  • Khó thở, thở nông, dư thừa chất lỏng trong phổi;
  • Tứ chi lạnh, hay mệt mỏi, rùng mình;
  • Suy giảm chức năng sinh lý, hơi thở có mùi khai;
  • Đau lưng, hoa mắt, chóng mặt,...
Khô miệng khát nước tiểu nhiều là bị bệnh gì 4
Khô miệng khát nước tiểu nhiều có thể là báo hiệu các bệnh về thận

Các nguyên nhân khác

Khô miệng khát nước tiểu nhiều có thể do các nguyên nhân sau đây:

  • Do ảnh hưởng của thuốc. Một số loại thuốc khiến bạn cảm thấy khát nước quá mức thường là lithium, thuốc lợi tiểu và một số loại thuốc chống loạn thần.
  • Mang thai: Do cơ thể thay đổi nội tiết tố hoặc mắc một số loại bệnh lúc mang thai.
  • Chế độ ăn uống không phù hợp: Người hay ăn cay, ngọt, mặn, uống nhiều nước một lúc.

Khô miệng khát nước tiểu nhiều bất thường có thể triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, bạn cần theo dõi cơ thể thường xuyên để thăm khám bác sĩ kịp thời trước khi bệnh diễn biến nặng hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm