Khoai tây là một loại thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Vậy khoai tây có chất xơ không? Thành phần dinh dưỡng của khoai tây là gì? Để biết khoai tây có những lợi ích gì cho sức khoẻ, hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Khoai tây là thực phẩm bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể và làm đẹp da nhờ vào thành phần dinh dưỡng, vitamin có trong khoai tây nhưng khoai tây có chất xơ không?
Khoai tây có chất xơ không?
Khoai tây là loại củ đa dụng, giá thành tương đối rẻ, giàu chất dinh dưỡng nên nhiều gia đình sử dụng làm món ăn hàng ngày. Vậy khoai tây có những chất dinh dưỡng nào và khoai tây có chứa chất xơ không? Cùng tìm hiểu những thành phần của khoai tây qua thông tin dưới đây nhé.
Chất xơ
Khoai tây là nhóm rau củ giàu chất xơ, bao gồm chất xơ không hòa tan và chất xơ hoà tan giúp giảm cholesterol xấu, loại bỏ độc tố trong cơ thể và kiểm soát lượng đường trong máu. Tới đây có thể trả lời khoai tây có chất xơ không.
Năng lượng
Khác với gạo, bắp, bột mì, khoai tây ít năng lượng. Khi để nguội, chỉ số đường huyết thấp phù hợp cho người ăn kiêng.
Chất béo
Khoai tây rất ít chất béo. Nếu chế biến đúng cách, không sử dụng nhiều chất béo, dầu mỡ thì sẽ không làm tăng hàm lượng chất béo cũng như năng lượng của món ăn.
Vitamin C
Một củ khoai tây cỡ trung bình (khoảng 20g) sẽ cung cấp đủ nhu cầu vitamin C cho cơ thể. Loại thực phẩm này giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh, đào thải độc tố, tăng cường miễn dịch, chữa lành vết thương và ngăn ngừa các bệnh như ung thư, tim mạch.
Vitamin B6
Khoảng 100g khoai tây chứa 0.29mg vitamin B6. Thực phẩm này giúp tạo kháng thể chống nhiễm trùng, duy trì hoạt động của hệ thần kinh và tim mạch.
Kali
Khoai tây chứa nhiều kali giúp cân bằng axit và điện giải, vận chuyển các xung thần kinh, giảm huyết áp và nguy cơ đột quỵ ở người lớn.
Protein
Khoai tây chứa một lượng protein gần bằng trứng và các axit amin như threonine, lysine, methionine và tryptophan mà cơ thể không tự tổng hợp được, hỗ trợ quá trình tăng trưởng của trẻ. Một chế độ ăn gồm khoai tây sẽ cung cấp 50 - 75% năng lượng và 80% nhu cầu nitơ ngăn ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ.
Sắt
Mặc dù lượng sắt trong khoai tây không cao nhưng nếu ăn thường xuyên, cơ thể sẽ hấp thụ một lượng sắt đáng kể để tạo máu, ngăn ngừa thiếu máu ở phụ nữ mang thai. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C cao trong khoai tây giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ sắt hiệu quả.
Lợi ích của khoai tây
Khoai tây là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như:
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Tăng huyết áp là một dấu hiệu của bệnh tim mạch. Khoai tây chứa một số khoáng chất và hợp chất giúp hạ huyết áp hiệu quả. Đặc biệt, hàm lượng kali cao còn cải thiện tình trạng cao huyết áp, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Axit chlorogenic và kukoamine trong khoai tây cũng giúp hạ huyết áp.
Kiểm soát cân nặng
So với các thực phẩm giàu carbohydrate khác, khoai tây khiến bạn no nhanh, kéo dài cảm giác no, giảm cảm giác thèm ăn và nạp nhiều calo vào cơ thể, giúp giảm cân hiệu quả, đặc biệt ở những người thừa cân béo phì. Các nghiên cứu đã phát hiện ra khoai tây chứa một loại protein đặc biệt (PI2). Đây là chất ức chế, có khả năng kiềm chế cảm giác thèm ăn, nhưng vẫn chưa rõ PI2 có ảnh hưởng gì đến các vi lượng trong khoai tây hay không.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Khoai tây có chứa tinh bột kháng, không bị phân hủy và được hấp thụ hoàn toàn vào cơ thể. Khi tinh bột kháng đến ruột già, sẽ trở thành nguồn thức ăn cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh bột kháng có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm kháng insulin và kiểm soát lượng đường trong máu. Để khoai tây trong tủ lạnh qua đêm có thể tăng lượng tinh bột kháng trong.
Làm đẹp da
Khoai tây cũng nổi tiếng có công dụng làm sáng da, mờ thâm. Vitamin C, vitamin B6, kali, magie, kẽm và phốt pho đều giúp làm mềm da, mờ thâm khi dùng mặt nạ khoai tây hoặc ăn khoai tây trực tiếp.
Lưu ý khi ăn khoai tây
Ăn khoai tây sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, nhưng bạn cần lưu ý về cách ăn khoai tây đúng và thời điểm không nên ăn khoai tây.
Ăn khoai tây đúng cách
Vỏ khoai tây chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể nên bạn có thể giữ nguyên vỏ khoai tây trong quá trình chế biến để tối đa dưỡng chất có trong loại củ này.
Khoai tây mọc mầm có chứa glycoalkaloid nếu ăn phải sẽ bị ngứa, rát cổ họng, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt,…
Một số người có sở thích ăn khoai tây và trứng nhưng sự kết hợp này làm tăng cholesterol xấu, gây béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Xào khoai tây với cà chua sẽ gây hại cho dạ dày.
Khoai tây không chứa cholesterol, nhưng nếu bạn chế biến bằng cách chiên, nướng nhiều dầu vô tình tăng cholesterol chi khoai tây. Cholesterol là chất béo cần thiết cho các tế bào phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, quá nhiều cholesterol có thể gây xơ vữa động mạch, đau tim,.... Vì vậy, tốt nhất là nướng, luộc hoặc hấp khoai tây để giữ lại nhiều chất dinh dưỡng nhất.
Đối tượng nên lưu ý khi ăn khoai tây
Khoai tây tốt cho sức khoẻ, những có một số đối tượng không nên ăn khoai tây. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người thuộc nhóm nào sau đây không nên ăn khoai tây.
Người bị tiểu đường: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhiều loại khoai tây có chỉ số đường huyết cao khiến lượng đường trong máu tăng nhanh và kích thích sản xuất insulin. Vì vậy, người bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.
Phụ nữ mang thai: Bà bầu không nên ăn nhiều khoai tây vì gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Người bị dị ứng khoai tây: Không nên ăn khoai tây nếu dị ứng với một trong những thành phần trong khoai tây. Các triệu chứng dị ứng phổ biến như khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn,...
Người ăn kiêng: Nếu bạn đang ăn kiêng chỉ với khoai tây thì sẽ bị thiếu một số loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, E, K, canxi, selen vì khoai tây không có hoặc ít các dưỡng chất này.
Với thông tin về thành phần dinh dưỡng trong khoai tây đã trả lời khoai tây có chất xơ không. Khoai tây thuộc nhóm rau củ quả giàu chất xơ. Khoai tây sẽ phát huy tác dụng tốt cho sức khỏe nếu bạn đúng cách với khẩu phần phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp ăn các loại thực phẩm khác để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.