Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Ánh Vũ
Mặc định
Lớn hơn
Rối loạn lipid máu, hay còn gọi là rối loạn mỡ máu, là tình trạng mức độ các lipid trong máu (chẳng hạn như cholesterol và triglyceride) vượt quá mức bình thường. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý tim mạch, đột quỵ, và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Để ngăn ngừa và điều trị hiệu quả, các chuyên gia tim mạch đưa ra những khuyến cáo điều trị rối loạn lipid máu cụ thể nhằm kiểm soát mức độ lipid máu trong cơ thể.
Rối loạn lipid máu là tình trạng mức cholesterol và triglyceride trong máu cao, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nghiêm trọng. Việc phát hiện và điều trị kịp thời có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Nhà thuốc Long Châu chia sẻ những khuyến cáo từ chuyên gia về cách kiểm soát và điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả, bao gồm thay đổi lối sống, sử dụng thuốc và các biện pháp phòng ngừa.
Rối loạn lipid máu là tình trạng mất cân bằng giữa các loại chất béo trong máu như tăng triglycerides hoặc tăng cholesterol hoặc tăng cholesterol xấu (LDL-C) hoặc giảm cholesterol tốt (HDL-C)... Tình trạng này có thể dẫn đến tích tụ mảng bám trong các động mạch, gây tắc nghẽn lưu thông máu, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch, đau thắt ngực và đột quỵ. Hậu quả nặng nề nhất là có thể gây tàn phế hoặc tử vong.
Các nguyên nhân gây rối loạn lipid máu có thể kể đến như:
Dưới đây là những khuyến cáo điều trị rối loạn lipid máu được Hội Tim Mạch Việt Nam và các chuyên gia y tế quốc tế đưa ra để kiểm soát hiệu quả lipid máu và phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
Trong điều trị rối loạn lipid máu cần phải có sự kết hợp giữa việc dùng thuốc và thay đổi lối sống. Trong đó, thay đổi lối sống lành mạnh là chỉ định đầu tiên trong điều trị, bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý phù hợp với từng người bệnh.
Như đã nói ở trên, trong khuyến cáo điều trị rối loạn lipid máu thì thay đổi lối sống là chỉ định đầu tiên mà người bệnh cần thực hiện. Thay đổi lối sống bao gồm:
Chế độ ăn uống lành mạnh
Việc thay đổi chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mức độ lipid máu. Theo khuyến cáo của các chuyên gia tim mạch, chế độ ăn cần giảm bớt chất béo bão hòa, chất béo trans và cholesterol. Thay vào đó, nên tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất xơ, như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, và các loại thực phẩm giàu axit béo không bão hòa như dầu olive, cá hồi, và các loại hạt.
Tăng cường hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất thường xuyên giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL). Người bệnh nên duy trì ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày mỗi tuần. Các bài tập như aerobic, đi bộ, chạy bộ, đạp xe và bơi lội là những lựa chọn tuyệt vời.
Giảm cân
Nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì, giảm cân là một trong những bước đầu tiên quan trọng để cải thiện chỉ số lipid máu. Việc giảm cân giúp giảm mức cholesterol xấu và triglyceride, đồng thời tăng mức cholesterol tốt.
Hạn chế rượu bia và thuốc lá
Rượu bia và thuốc lá có thể làm tăng mức cholesterol xấu và gây hại cho sức khỏe tim mạch. Do đó, hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn các thói quen này là điều cần thiết để kiểm soát lipid máu hiệu quả.
Trong một số trường hợp, thay đổi lối sống không đủ để kiểm soát mức độ lipid máu. Khi đó, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm cholesterol và triglyceride. Các nhóm thuốc thường được sử dụng bao gồm:
Việc quan sát theo dõi và kiểm tra định kỳ mức độ lipid máu là một trong những vấn đề quan trọng trong khuyến cáo điều trị rối loạn lipid máu để đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị cũng như điều chỉnh kế hoạch điều trị nếu cần thiết. Người bệnh cần làm xét nghiệm máu ít nhất một lần mỗi năm để kiểm tra mức cholesterol toàn phần, LDL-C, HDL-C và triglyceride.
Ông cha ta vẫn có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, quan niệm này hoàn toàn đúng với bệnh rối loạn lipid máu. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách ngay trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể cải thiện bệnh một cách nhanh chóng thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý. Nếu để bệnh tiến triển, việc điều trị sẽ phức tạp và gặp nhiều khó khăn hơn, đồng thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như bệnh lý tim mạch, viêm tụy, tai biến mạch máu não, đột quỵ và thậm chí là tử vong. Do đó, chủ động phòng ngừa là biện pháp bảo vệ sức khỏe tối ưu nhất trước căn bệnh rối loạn lipid máu.
Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng bệnh hiệu quả như:
Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên duy trì một mức cholesterol khỏe mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các bệnh lý liên quan đến lipid máu. Bằng cách:
Ngoài việc kiểm tra lipid máu, người bệnh cũng nên thường xuyên thăm khám sức khỏe để kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn như huyết áp cao, đái tháo đường và các bệnh lý nền có thể ảnh hưởng đến lipid máu. Từ đó giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng.
Rối loạn lipid máu là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng nếu phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể được kiểm soát hiệu quả, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ. Việc thực hiện các khuyến cáo về thay đổi lối sống, sử dụng thuốc hỗ trợ và theo dõi định kỳ là rất quan trọng để kiểm soát mức độ lipid máu và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Trên đây là những khuyến cáo điều trị rối loạn lipid máu mà bạn nên biết để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như các thành viên trong gia đình.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.