Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ? Cách nhận biết cơn đột quỵ trong tình huống thực tế

Ngày 25/09/2023
Kích thước chữ

Đột quỵ là một trong những tình trạng gây tử vong hàng đầu. Nhiều người thắc mắc cần làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu cách nhận biết biểu hiện và bước xử trí một trường hợp đột quỵ nhé!

Khi mạch máu não gián đoạn, làm mất một phần hoặc hoàn toàn máu cung cấp đến vùng mô não có thể dẫn tới tình trạng đột quỵ. Đây là bệnh lý nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được xử trí nhanh chóng. Vậy cần làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ? Trên thực tế lâm sàng có một số triệu chứng đặc trưng gợi ý cơn đột quỵ. Từ đó, phát hiện sớm và xử trí nhanh sẽ nâng cao tiên lượng người bệnh

Thông tin về bệnh đột quỵ

Trước khi đến với câu hỏi làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ, hãy cùng tìm hiểu một số thông tin về tình trạng này. Đột quỵ, còn được gọi là tai biến mạch máu não, là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm gây ra bởi sự gián đoạn hoặc vỡ một mạch máu não.

Điều này dẫn đến sự suy giảm trong việc cung cấp máu, oxy cùng các dưỡng chất cần thiết cho não. Từ đó gây ra các tổn thương nghiêm trọng cho não, biểu hiện triệu chứng và biến chứng nguy hiểm.

Đột quỵ có thể xảy ra một cách đột ngột, không dự đoán hoặc là kết quả của một loạt yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tiểu đường kết hợp các thói quen xấu như hút thuốc lá, ít vận động thể chất hoặc chế độ ăn uống kém lành mạnh.

Triệu chứng của đột quỵ thường biểu hiện rất khác nhau tùy thuộc vào vị trí cùng mức độ tổn thương trong não. Một số triệu chứng thường gặp bao gồm mất cảm giác hoặc chức năng ở một nửa cơ thể, khó nói, nhìn mờ kèm rối loạn thị giác, đau đầu cường độ cao.

Mặt khác, các loại đột quỵ có thể dẫn đến nhiều biến chứng, di chứng sau đột quỵ nghiêm trọng, bao gồm liệt nửa người, mất khả năng nói chuyện, rối loạn cảm xúc, suy giảm thị giác. Nếu không được xử trí kịp thời, tình trạng này dễ gây tử vong hoặc để lại tác động lâu dài đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Điều quan trọng trong việc quản lý, điều trị đột quỵ là phát hiện sớm, đưa người bệnh tới cơ sở y tế ngay lập tức để giảm thiểu thiệt hại não cùng biến chứng. Các biện pháp phòng ngừa như duy trì lối sống lành mạnh, kiểm soát các yếu tố nguy cơ cũng rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc đột quỵ.

Làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ? Cách nhận biết cơn đột quỵ trong tình huống thực tế 1
Đột quỵ gây ra do sự gián đoạn mạch máu nuôi dưỡng mô não

Đối tượng nguy cơ mắc đột quỵ

Bệnh đột quỵ là một trong những vấn đề sức khỏe nguy hiểm với nguy cơ tử vong hàng đầu trên khắp thế giới. Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể mắc đột quỵ, có một số đối tượng nguy cơ cao hơn so với những người khác. Dưới đây là một số đối tượng dễ mắc đột quỵ, bao gồm:

  • Người cao tuổi: Tuổi tác là một yếu tố nguy cơ với tình trạng đột quỵ. Người cao tuổi thường có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn do quá trình lão hóa của mạch máu, tế bào não.
  • Đái tháo đường: Người mắc bệnh tiểu đường thường có nguy cơ đột quỵ cao hơn, đặc biệt là khi không kiểm soát được đường huyết thường xuyên.
  • Tăng huyết áp: Đây là một yếu tố nguy cơ lớn cho đột quỵ. Áp lực dòng chảy cao gây áp lực lên mạch máu, từ đó gây tổn thương nội mô thành mạch.
  • Bệnh tim mạch: Người mắc các bệnh lý tim mạch như bệnh mạch vành hoặc rối loạn nhịp tim có nguy cơ đột quỵ cao hơn.
  • Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người mắc đột quỵ, nguy cơ người thân cũng có thể tăng lên so với người khác.

Tuy đối tượng nguy cơ mắc đột quỵ khác nhau dựa trên yếu tố cá nhân, việc nhận biết và quản lý các yếu tố nguy cơ sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

Làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ? Cách nhận biết cơn đột quỵ trong tình huống thực tế 2
Người cao tuổi thường có nguy cơ đột quỵ cao

Dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ

Cơn đột quỵ là một tình trạng y tế khẩn cấp cần được nhận biết nhanh chóng để cứu sống cũng như giảm nguy cơ tàn phế cho người bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu dễ nhận biết trong tình huống thực tế, bao gồm:

  • Bất cân xứng khuôn mặt: Đột quỵ có thể gây ra bất cân xứng trên khuôn mặt. Điều này thể hiện qua nhân trung lệch, miệng méo hoặc nếp mũi má bị rũ xuống ở bên bị liệt. Khi bạn nhìn thấy một người có biểu hiện này, đây có thể là dấu hiệu rõ ràng của cơn đột quỵ.
  • Nhìn mờ: Đột quỵ có thể gây ra thay đổi trong thị lực. Một hay cả hai mắt biểu hiện nhìn mờ, thị lực giảm sút nhanh chóng. Điều này có thể thể hiện qua sự khó khăn trong việc nhìn rõ các đối tượng hoặc các vật thể gần.
  • Mất cảm giác, tê bì, dị cảm ở chi: Một trong những dấu hiệu phổ biến của cơn đột quỵ là mất cảm giác, tê ở một nửa cơ thể hoặc tay chân. Người bệnh thường gặp khó khăn trong việc cử động và thường không thể thực hiện các động tác cầm nắm bình thường.
  • Rối loạn nhận thức: Cơn đột quỵ có thể gây ra mất nhận thức, rối loạn trí nhớ. Người bệnh trở nên mơ màng, không thể diễn đạt thành lời, đồng thời mất khả năng ghi nhớ, thậm chí cả những thông tin cơ bản về bản thân.
  • Rối loạn ngôn ngữ: Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến khả năng nói chuyện của người bệnh. Bệnh nhân sẽ phát âm không rõ ràng, thực hiện động tác mở miệng khó khăn hay nói ngọng một cách bất thường.
  • Đau đầu, chóng mặt: Đột quỵ cũng có thể đi kèm với đau đầu đột ngột kèm cảm giác chóng mặt, quay cuồng.
  • Rối loạn tiêu hóa: Một số người mắc đột quỵ có thể cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa.

Tình trạng đột quỵ có thể biểu hiện một hay nhiều trong những dấu hiệu này. Vậy cần làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ? Điều quan trọng nhất là nhận biết sớm, đồng thời gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn hoặc ai đó trong xung quanh bạn có các triệu chứng này.

Làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ? Cách nhận biết cơn đột quỵ trong tình huống thực tế 3
Nhìn mờ là một trong những triệu chứng nhận biết cơn đột quỵ

Làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ?

Làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ? Thời gian là yếu tố quyết định trong việc xử trí cơn đột quỵ, hành động nhanh chóng có thể cứu sống người bệnh cũng như đảm bảo chất lượng cuộc sống sau đó. Dưới đây là các bước xử trí khi gặp người có dấu hiệu lên cơn đột quỵ, cụ thể:

  • Gọi xe cấp cứu ngay lập tức: Điều quan trọng nhất khi có dấu hiệu đột quỵ là gọi cấp cứu nhanh chóng. Cuộc gọi cấp cứu (số điện thoại cấp cứu) là bước quyết định vì càng nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế, tiên lượng sống của người bệnh sẽ càng tăng.
  • Giữ ổn định bệnh nhân: Khi chờ đợi sự hỗ trợ từ đội ngũ cấp cứu, hãy giữ người bệnh yên tĩnh, không cho bệnh nhân vận động quá mạnh hoặc di chuyển cơ thể người bệnh quá nhanh. Tốt nhất nên đặt họ nằm trên một bề mặt phẳng, ổn định, hạn chế di chuyển.
  • Không tự ý xử trí: Không nên tự ý thực hiện bất kỳ thao tác y tế nào như cạo gió, châm cứu, bấm huyệt hoặc dùng thuốc cho bệnh nhân. Chỉ cán bộ y tế chuyên nghiệp có kinh nghiệm và đào tạo mới có thể đánh giá, kiểm soát tình huống này.
  • Theo dõi tình trạng người bệnh: Tiếp tục theo dõi triệu chứng bệnh nhân, bao gồm co giật, nôn mửa, chóng mặt, méo miệng hoặc suy giảm ý thức. Thông tin này sẽ hữu ích cho đội ngũ cấp cứu.
  • Đặt tư thế bệnh nhân nằm nghiêng: Đặt bệnh nhân nằm nghiêng về một bên để bảo vệ đường thở, giảm nguy cơ sặc do chất nôn hoặc tắc nghẽn đường thở do lưỡi của bệnh nhân.
  • Không cho người bệnh ăn uống: Trong trường hợp đột quỵ, không nên cho bệnh nhân ăn uống bất cứ thứ gì, vì điều này có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp, dễ làm tắc nghẽn đường thở của người bệnh. Đặc biệt không tự ý cho bệnh nhân uống thuốc chống đột quỵ rất nguy hiểm, cần có sự chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc.
Làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ? Cách nhận biết cơn đột quỵ trong tình huống thực tế 4
Làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ?

Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin giải đáp thắc mắc rằng “Làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ?”. Mong độc giả đã nắm được các bước xử trí cơ bản khi gặp người lên cơn đột quỵ. Thời gian chính là yếu tố quyết định, ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh cũng như sức khỏe sau cơn đột quỵ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin