Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ trong giai đoạn đầu, giữa và cuối

Ngày 01/04/2024
Kích thước chữ

Tiểu đường thai kỳ có thể mang lại nhiều rủi ro cho cả mẹ và em bé, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ để có thể nhận biết và điều trị kịp thời.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các biến chứng đáng lo ngại cho cả mẹ và thai nhi. Vậy, các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ trong giai đoạn đầu, giữa và cuối là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin đầy đủ thông tin bệnh lý và những biện pháp ăn uống và phòng tránh cần thiết.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường xảy ra khi cơ thể không có đủ insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu hoặc không sử dụng insulin hiệu quả. Glucose là chất dinh dưỡng cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng để di chuyển từ máu vào tế bào, cần insulin. Khi có quá nhiều glucose trong máu, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường và các vấn đề sức khỏe khác.

Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi mức đường trong máu của phụ nữ mang thai cao hơn bình thường, thường từ tuần 24 đến 28 của thai kỳ. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng glucose của cơ thể, dẫn đến mức đường cao trong máu. Vì thế, phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ trong giai đoạn đầu, giữa và cuối 1
 

Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kì

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), thông thường, tụy tạng sản sinh ra insulin để kiểm soát đường trong máu. Tuy nhiên, khi mang thai, hormone nhau thai tạo ra nội tiết tố đặc biệt để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, làm suy giảm insulin trong máu. Tế bào đảo tụy lúc này cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, thậm chí là gấp đôi, gây ra hiện tượng kháng insulin.

Trong trường hợp cơ thể không thể sản xuất đủ insulin trong suốt quá trình thai kỳ, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ. Do đó, việc điều chỉnh lượng insulin cần thiết là rất quan trọng.

Những ai dễ mắc tiểu đường thai kì?

Theo thông tin từ trang web NHS, một số nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường khi mang thai bao gồm:

  • Phụ nữ trên 30 tuổi;
  • Những người có người thân trong gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2;
  • Phụ nữ bị thừa cân, béo phì trước hoặc trong thời kỳ mang thai;
  • Những người đã từng mắc bệnh tiểu đường khi mang thai trước đó;
  • Những người đã từng sinh con có cân nặng từ 4kg trở lên;
  • Những người có tiền sử bất thường về việc dung nạp glucose, bao gồm việc có tiền sử đái tháo đường khi mang thai trước đó hoặc kết quả kiểm tra glucose niệu dương tính;
  • Những người có tiền sử sản khoa bất thường, như thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sinh non hoặc thai dị tật;
  • Phụ nữ mắc hoặc có tiền sử hội chứng buồng trứng đa nang;
  • Phụ nữ dân tộc thiểu số, bao gồm người thổ dân Úc, dân ở các quần đảo trên Thái Bình Dương, người Châu Á, Philippines, Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Đông hoặc Việt Nam.
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ trong giai đoạn đầu, giữa và cuối 2
Ai dễ mắc tiểu đường thai kỳ?

Các phân loại tiểu đường khác nhau thế nào?

Theo Hiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2021, tiểu đường ở thai kỳ được chia thành 4 loại chính:

  • Tiểu đường loại 1: Xảy ra khi cơ thể người mẹ không sản xuất đủ insulin.
  • Tiểu đường loại 2: Phát sinh khi cơ thể người mẹ không sử dụng insulin một cách hiệu quả, là loại phổ biến nhất.
  • Tiểu đường đặc biệt: Liên quan đến các bệnh đặc biệt như hội chứng đái tháo đường do rối loạn gen đơn, hoặc do sử dụng thuốc và hóa chất như glucocorticoid, thuốc điều trị HIV/AIDS.
  • Tiểu đường thai kỳ: Thường được chẩn đoán khi thai nhi ở tháng thứ 3 trở đi.

Trong thai kỳ, phụ nữ bị tiểu đường có thể trải qua những triệu chứng như đau đầu, cảm giác không thoải mái và mệt mỏi. Tuy nhiên, tất cả những dấu hiệu này không phải là đặc trưng cho tiểu đường thai kỳ, vì vậy chúng có thể xảy ra với bất kỳ ai.

Các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ theo giai đoạn

Các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ gồm:

  • Khát nước nhiều;
  • Đi tiểu thường xuyên;
  • Mệt mỏi;
  • Buồn nôn;
  • Tăng cân nhanh bất thường;

Các dấu hiệu này có thể xuất hiện suốt thai kỳ, đặc biệt rõ rệt ở giai đoạn giữa và cuối.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu và giữa

Các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng giữa và đầu thường không rõ ràng và khó nhận biết từng giai đoạn. Do đó, các bà bầu cần thường xuyên kiểm tra đường huyết khi mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.

Hầu hết phụ nữ mang thai được phát hiện mắc tiểu đường trong quá trình kiểm tra định kỳ, thường là trong ba tháng đầu nếu đã từng mắc bệnh này trong lần mang thai trước đó. Ngoài ra, bạn cũng có thể mắc tiểu đường thai kỳ nếu có tiền sử về cao huyết áp, nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc từng sinh con với cân nặng lớn bất thường.

Tất nhiên, đi tiểu thường xuyên hay khát nước trong giai đoạn đầu của thai kỳ không phải là dấu hiệu chắc chắn của tiểu đường ở phụ nữ mang thai. Bạn vẫn cần phải làm nghiệm pháp xét nghiệm tại cơ sở y tế để chắc chắn về tình trạng của mình.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ trong giai đoạn đầu, giữa và cuối 3
Các dấu hiệu đầu tiên trong 3 tháng đầu

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

  • Cảm giác khát nước tăng đột ngột: Một biểu hiện phổ biến của tiểu đường thai kỳ là cảm giác khát nước tăng lên đột ngột và nhiều hơn so với bình thường.
  • Mệt mỏi không bình thường: Mệt mỏi là một dấu hiệu không đặc trưng, nhưng phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ thường cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn so với những phụ nữ mang thai khác.
  • Miệng khô thường xuyên: Miệng của bạn có thể nhanh khô hơn và nứt nẻ thường xuyên, dù đã uống nhiều nước.

Bên cạnh đó, một số dấu hiệu khác về bệnh tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng cuối mà các mẹ bầu cần lưu ý như sau:

  • Xuất hiện triệu chứng bị mờ mắt nhưng tình trạng này không kéo dài;
  • Nước tiểu thấy có hiện tượng kiến bu;
  • Việc ăn uống không kiểm soát được.

Tuy nhiên, tất cả các dấu hiệu này đều không đặc hiệu với bà bầu. Để xác định chính xác có bị tiểu đường hay không, bạn sẽ cần phải làm xét nghiệm kiểm tra đường huyết và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Cách thử tiểu đường thai kỳ dễ dàng tại nhà

Nếu phụ nữ mang thai phát hiện mình thuộc nhóm có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ hoặc có những dấu hiệu của bệnh này, họ nên theo dõi đường huyết của mình thường xuyên hơn.

Ngoài việc đến khám thai định kỳ tại bệnh viện, các mẹ có thể chuẩn bị một thiết bị đo đường huyết thai kỳ để sử dụng tại nhà. Trước khi sử dụng, họ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và tự đo đường huyết mà không cần đến bệnh viện.

Thực tế, thời điểm nên đo đường huyết bao gồm:

  • Trước bữa ăn (khi đang đói);
  • Sau 1 - 2 giờ sau bữa ăn;
  • Trước khi đi ngủ;
  • Khi cảm thấy mệt mỏi và có dấu hiệu giảm đường huyết;
  • Nếu cảm thấy đường huyết ổn định và triệu chứng giảm đi, có thể giảm tần suất kiểm tra. Nhớ ghi chép lại thông tin mỗi lần đo để hỗ trợ bác sĩ nếu cần.
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ trong giai đoạn đầu, giữa và cuối 4
Một số cách thử kiểm tra tiểu đường tại nhà

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ là một vấn đề quan trọng cần được chú ý trong quá trình thai nghén. Việc nhận biết và điều trị kịp thời có thể giúp giảm nguy cơ cho cả mẹ và thai nhi. Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé, việc điều trị và kiểm soát tiểu đường cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin