Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh nhân suy tim có rất nhiều điều cần lưu ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, bao gồm việc giảm ăn mặn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không uống quá nhiều nước để giảm tải cho tim, tùy theo tình trạng bệnh để cân bằng lượng nước hằng ngày. Bài viết sau đây sẽ mách bạn 8 cách giảm lượng muối trong bữa ăn sau suy tim để bảo vệ sức khỏe nhé.
Muối và thực phẩm có chứa nhiều muối chính là “kẻ thù” của bệnh nhân suy tim. Một chế độ ăn nhiều muối sẽ góp phần làm tăng giữ nước, tác động tiêu cực đến tình trạng bệnh. Do đó, biết cách giảm lượng muối trong bữa ăn sau suy tim là việc làm vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân lẫn người chăm sóc cho bệnh nhân sau suy tim.
Suy tim là một tình trạng phức tạp khiến tim không thể bơm máu tốt như bình thường. Bệnh lý này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hàng triệu người trên toàn thế giới, qua đó đòi hỏi chúng ta phải chủ động điều chỉnh lối sống để duy trì chất lượng cuộc sống và kiểm soát sự tiến triển của bệnh.
Việc hiểu và xác định mức độ suy tim là rất quan trọng để quản lý bệnh hiệu quả. Suy tim được phân thành bốn cấp độ, mỗi cấp độ biểu thị mức độ nghiêm trọng của tình trạng khác nhau. Cụ thể:
Khi nhận thấy dấu hiệu suy tim, bệnh nhân cần đi khám ngay để bác sĩ kiểm tra, chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết. Bên cạnh đó, bệnh nhân phải tuân thủ lịch tái khám để bác sĩ theo dõi đáp ứng điều trị cũng như phòng ngừa biến chứng.
Ngoài ra, bệnh nhân suy tim còn phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống, duy trì lối sống lành mạnh để giúp cơ thể khỏe mạnh, góp phần làm giảm hoặc làm chậm lại quá trình suy tim.
Trong lĩnh vực sức khỏe tim mạch, đặc biệt đối với những người đang bị suy tim, thận trọng trong chế độ ăn uống là điều bắt buộc phải làm. Trong số các lưu ý về chế độ ăn uống, việc đảm bảo cơ thể không bị dư thừa muối là vô cùng quan trọng nếu không muốn làm trầm trọng thêm các triệu chứng suy tim.
Muối bao gồm 40% natri và 60% clorua, đóng vai trò thiết yếu trong chức năng cơ và thần kinh, đồng thời duy trì cân bằng nước và khoáng chất của cơ thể. Tuy nhiên, mấu chốt của vấn đề ăn muối nằm ở khả năng phá vỡ sự cân bằng natri và nước trong máu do thận làm nhiệm vụ điều chỉnh, dẫn đến tăng lượng máu và tăng huyết áp đều gây hại cho sức khỏe tim mạch.
Đối với những người bị suy tim, hậu quả còn nghiêm trọng hơn. Lượng muối dư thừa có thể dẫn đến việc tăng khả năng giữ nước và phù nề, khiến việc kiểm soát bệnh suy tim càng khó khăn hơn. Không chỉ làm xuất hiện các triệu chứng như ho, khó thở, mệt mỏi mà việc ứ đọng tuần hoàn cũng như giữ muối và nước còn gây ra tình trạng phù nề. Muốn giảm phù nề, đồng thời giảm gánh nặng cho tim đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ chế độ ăn nhạt, uống ít nước.
Áp dụng chế độ ăn ít muối là rất quan trọng. Bệnh nhân suy tim thường được khuyên nên hạn chế lượng muối ăn vào không quá 2g mỗi ngày. Trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể cần phải giảm lượng muối nghiêm ngặt hơn hoặc loại bỏ hoàn toàn lượng muối.
Dưới đây là 8 cách giảm lượng muối trong bữa ăn sau suy tim:
Một trong những cách giảm lượng muối trong bữa ăn sau suy tim mà bạn có thể làm ngay đó là giấu lọ muối đi. Nhiều người có thói quen rắc muối lên thức ăn để tăng hương vị nhưng việc làm này chính là nguyên nhân khiến cơ thể phải nạp một lượng muối lớn gây ảnh hưởng sức khỏe tim mạch mà chính bản thân bạn không hề hay biết.
Thay vì muối, bạn hãy cân nhắc sử dụng các loại gia vị và thảo mộc khác để tăng hương vị cho thức ăn, chẳng hạn như tiêu, ớt, hành tỏi hoặc các loại gia vị tự nhiên khác.
Hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm cần hạn chế muối, các nhà sản xuất thực phẩm đã phát triển và đưa ra thị trường rất nhiều sản phẩm đáp ứng tiêu chí này. Bạn nên tham khảo, tìm mua các sản phẩm có hàm lượng muối thấp, hoặc không chứa muối để duy trì lối sống lành mạnh, giảm nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe có liên quan đến nồng độ muối cao trong cơ thể.
Nhiều loại thảo mộc và gia vị tươi có thể giúp chúng ta tăng hương vị cho bữa ăn mà không cần phải nhớ đến muối, điển hình như rau thì là, hồi, đinh hương, húng quế, cây hương thảo, ngò rí và lá bạc hà.
Bạn nên sử dụng gia vị ở dạng tươi, tránh dùng sản phẩm gia vị đóng gói sẵn vì trong các sản phẩm này có thể chứa lượng muối cao, các chất phụ gia không mong muốn. Tốt nhất nên đọc kỹ nhãn sản phẩm để xem chi tiết lượng muối cũng như các thành phần khác để có thể kiểm soát một cách hiệu quả, nhất là khi bạn có vấn đề về sức khỏe tim mạch.
Mặc dù bạn hoàn toàn có thể tìm mua được các sản phẩm hạn chế hoặc không có muối, tuy nhiên không tránh khỏi có những trường hợp nhà sản xuất lập lờ thông tin, sử dụng các thuật ngữ “hạn chế muối” để tạo ấn tượng trong khi thực tế lại không thực sự giảm quá nhiều muối trong thành phần.
Do đó, điều quan trọng nhất là đọc kỹ nhãn sản phẩm để nắm được cụ thể lượng muối trong sản phẩm là bao nhiêu. Mặt khác, bạn không nên sử dụng quá nhiều các sản phẩm chế biến sẵn vì sẽ khó kiểm soát được lượng muối ăn hàng ngày.
Một cách giảm lượng muối trong bữa ăn sau suy tim hiệu quả đó là ưu tiên sử dụng thực phẩm tiêu sống như trái cây, rau xanh, thịt tươi, sản phẩm bơ sữa, hạt giống, ngũ cốc tươi và đậu khô. Những loại thực phẩm này giàu dinh dưỡng, giúp hạn chế được lượng muối nạp vào cơ thể mà không làm mất đi hương vị món ăn.
Thực phẩm chế biến sẵn phần lớn được gia công, bảo quản bằng các chất bảo quản và gia vị. Lượng muối trong những thực phẩm này thường cao nên sẽ góp phần khiến lượng muối trong khẩu phần ăn hằng ngày tăng cao.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bệnh nhân suy tim cần có chế độ ăn uống lành mạnh để duy trì sức khỏe, bao gồm việc hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn.
Cách giảm lượng muối trong bữa ăn sau suy tim còn phụ thuộc vào việc bạn chuẩn bị và nấu ăn tại nhà thế nào. Tốt nhất nên chọn sử dụng các loại nước tương, nước mắm và gia vị có hàm lượng muối thấp để giảm tổng lượng muối trong bữa ăn hàng ngày.
Ưu tiên chế biến những món đơn giản vì chúng thường có hàm lượng muối thấp hơn so với những món ăn phức tạp. Khi đi ăn bên ngoài, bạn có thể yêu cầu nơi bán không thêm muối vào món ăn của bạn mà để muối riêng bên ngoài để bạn tự thêm theo khẩu vị.
Giảm natri trong chế độ ăn uống chắc chắn sẽ là sự khó khăn nếu bạn có thói quen ăn nhiều muối. Tuy nhiên, là bệnh nhân suy tim, bạn có thể làm cho quá trình này trở nên dễ dàng hơn thông qua một số cách sau:
Tóm lại, áp dụng những cách giảm lượng muối trong bữa ăn sau suy tim là cần thiết và rất quan trọng, không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe nói chung, sức khỏe tim mạch nói riêng mà còn gia tăng chất lượng cuộc sống của bạn. Hãy kiên trì tuân thủ các chế độ ăn kiêng được khuyến nghị, bạn sẽ bất ngờ vì những kết quả mà mình đạt được.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.