Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mách bạn cách ngưng chảy nước mũi nhanh chóng

Ngày 22/08/2022
Kích thước chữ

Chảy nước mũi ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày khiến người bệnh khó chịu. Tình trạng này tưởng không có hại nhưng nếu không được chữa trị sớm có thể dẫn đến những bệnh lý về đường hô hấp. Do đó nhiều người rất quan tâm đến các cách ngưng chảy nước mũi nhanh chóng và hiệu quả.

Để tìm ra cách ngưng chảy nước mũi, hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu về nguyên nhân của tình trạng này, từ đó có những biện pháp khắc phục phù hợp.

Nguyên nhân gây chảy nước mũi

Nước mũi là một loại dịch nhầy có tác dụng ngăn cản các tác nhân gây bệnh trong không khí như bụi bẩn đi vào cơ thể. Tuy nhiên, nếu nước mũi tiết quá nhiều so với bình thường, có thể chảy ra cửa mũi trước hoặc dịch mũi chảy xuống họng . Trước khi tìm hiểu về cách ngưng chảy nước mũi, bạn nên tham khảo các nguyên nhân gây chảy nước mũi liên lục sau để phòng ngừa hiệu quả.

Có nhiều nguyên nhân chảy nước mũi kéo dài gồm:

  • Cảm lạnh: Mọi người thường bị chảy nước mũi khi thời tiết chuyển mùa do virus ở mũi và họng gây ra, gọi là chứng cảm lạnh. Ban đầu nước mũi có biểu hiện trong rồi đặc dần, đôi lúc còn đau họng, nghẹt mũi, sốt nhẹ nhưng bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày.
  • Cảm cúm: Virus cúm gây ra bệnh cảm cúm. Khi bị cảm cúm, bạn thường có những biểu hiện như đau họng, ngạt mũi, chảy nước mũi, sốt cao… Nếu trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi bị cảm cúm sẽ gặp nguy hiểm do hệ miễn dịch kém.
  • Dị ứng: Nếu vô tình hít, ăn hay chạm vào những chất dễ gây dị ứng như lông vật nuôi, bụi, phấn hoa… bạn cũng có thể chảy nước mũi. Đây là cách cơ thể phản ứng để chống lại vi khuẩn có hại và các chất gây dị ứng.
  • Viêm xoang: Người bị viêm xoang bị thu hẹp đường mũi, gây nghẹt mũi, chất nhầy bị tích tụ và chảy ra ngoài. Đôi khi chất nhầy xuống cổ họng kèm nhức đầu, đau vùng trán.
  • Viêm mũi vận mạch: Dịch nhầy có thể tạo ra nhiều do môi trường bị ô nhiễm hoặc thức ăn cay.
  • Viêm amidan: Đây là căn bệnh gây chảy nước mũi, đặc biệt là ở trẻ em.
  • Polyp mũi: Những tổ chức dạng polyp trên niêm mạc mũi khiến cơ thể nhầm tưởng đó là dị vật nên kích thích hệ miễn dịch tăng cường tiết chất nhầy để chống lại.
  • Có dị vật trong mũi: Trẻ em thường bị các dị vật vào mũi khiến mũi tăng cường tiết dịch nhầy, đôi khi kèm mùi hôi và có thể chất nhầy chỉ có ở một bên mũi.
  • U nang mũi: Đây là tình trạng khá hiếm gặp. Có thể có những u lành tính hoặc ác tính trong hốc mũi. Khi mắc phải, thường bạn chỉ chảy nước mũi một bên.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài ra, chảy nước mũi cũng có thể là do đang mang thai, thủy đậu hoặc vách ngăn bị lệch.

Cách ngưng chảy nước mũi tại nhà Nguyên nhân làm chảy nước mũi có thể do thời tiết

Cách ngưng chảy nước mũi dễ thực hiện

Để cải thiện tình trạng chảy nước mũi, bạn có thể áp dụng những biện pháp dưới đây.

Vệ sinh mũi thường xuyên

Một trong những cách ngưng chảy nước mũi hiệu quả là vệ sinh mũi thường xuyên. Rửa mũi 1 - 2 lần mỗi ngày giúp đẩy nước mũi và các chất gây kích ứng ra khỏi mũi, có thể cải thiện tình trạng chảy nước mũi, đồng thời tăng độ ẩm cho xoang mũi. 

Vệ sinh mũi thường xuyên là cách ngưng chảy nước mũi hiệu quảu Vệ sinh mũi thường xuyên là cách ngưng chảy nước mũi phổ biến

Cách rửa mũi đúng như sau:

  • Cho khoảng 100ml nước hoặc nước muối sinh lý vào bình rửa mũi, nghiêng đầu và đặt đầu bình vào một bên mũi.
  • Rót nước vào lỗ mũi bên trái và để nước chảy ra ở lỗ mũi bên phải. Làm tương tự với mũi còn lại.

Chườm nóng vùng mặt

Nếu bạn bị xoang cấp, làm chảy nước mũi có thể chườm nóng để làm loãng nước mũi, đây là cách ngưng chảy nước mũi hiệu quả. Bạn có thể làm ấm khăn bằng nước nóng rồi chườm lên vùng cảm thấy nhiều áp lực nhất như mũi, gò má, mắt, lông mày… Sau một phút hãy làm nóng khăn lại và tiếp tục chườm đến khi giảm đau.

Kê gối cao khi ngủ

Để làm mũi được thông thoáng và giúp nước mũi không bị tích tụ trong mũi, bạn hãy kê gối cao khi ngủ.

Tăng độ ẩm không khí

Không khí cũng có thể gây kích ứng mũi, làm chảy nước mũi hay nghẹt mũi. Để tăng độ ẩm không khí trong phòng hoặc trong nhà, bạn dùng máy tạo độ ẩm không khí gồm máy tạo sương lạnh và máy tạo hơi ẩm.

Cách tăng độ ẩm khác là bạn có thể trồng cây trong nhà hoặc để nước đun sôi trên bếp cho hơi nước bốc lên, mở cửa phòng tắm, phơi quần áo trong nhà… 

Xông mặt

Xông mặt cũng là cách ngưng chảy nước mũi hiệu quả. Hơi nước sẽ giúp dịch nhầy ở mũi, họng và ngực loãng ra để dễ dàng đẩy ra khỏi cơ thể. Hãy đun sôi nước rồi đưa mặt lại gần để hít thở hơi nước trong vài phút. Dùng khăn trùm lên đầu để hơi nước tập trung lại sẽ dễ hít thở hơn.

mach-ban-cach-ngung-chay-nuoc-mui-nhanh-chong 3 Xông mặt sẽ giúp đẩy dịch nhầy ở mũi, họng và ngực ra khỏi cơ thể dễ dàng

Vệ sinh nhà cửa

Để tránh bị dị ứng làm chảy nước mũi, bạn nên giữ vệ sinh nhà cửa và không gian sống bằng những biện pháp như:

  • Bỏ thuốc lá hoặc tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, tránh ở gần nơi đang đốt rác hay đốt ngược gió.
  • Cẩn thận với lông vật nuôi, bụi, các loại nấm mốc.
  • Để giảm các chất gây kích ứng, thay lưới lọc không khí thường xuyên.

Đeo khẩu trang

Khói bụi hoặc môi trường có nhiệt độ thấp sẽ làm dịch mũi tích tụ nhiều hơn và sẽ chảy ra khi bạn bước vào môi trường có ấm hơn. Cách khắc phục là hãy giữ ấm vùng mặt, mũi nếu bạn phải ra ngoài khi trời lạnh bằng cách đội mũ len để giữ ấm đầu và đeo khẩu trang để giữ ấm mặt và ngăn ngừa bụi bẩn, virus.

Xì mũi nhẹ

Xì mũi nhẹ cũng là một cách ngưng chảy nước mũi. Tuy nhiên, bạn chỉ nên xì mũi nhẹ từng bên một và dùng khăn hoặc giấy sạch rồi rửa tay sạch để không làm phát tán vi khuẩn. Không nên xì mũi quá mạnh vì có thể tạo nhiều lỗ trong xoang mũi khiến vi khuẩn đi sâu hơn.

Hi vọng các cách ngưng chảy nước mũi bên trên sẽ hữu dụng với bạn. Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, bạn nên tham khoả ý kiến bác sĩ để có cách trị chảy nước mũi phù hợp hoặc dùng thuốc để cải thiện.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin