Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng ngủ không sâu giấc, mất ngủ ngày càng trẻ hoá. Đặc biệt bởi mất ngủ dậy sớm mà nhiều người dường như đánh mất năng lượng và suy giảm sức khỏe rõ rệt. Vậy cách nào để hạn chế tình trạng này xảy ra?
Giấc ngủ là một trong những yếu tố cần được đảm bảo để nâng cao sức khoẻ. Tuy nhiên rất nhiều người, đặc biệt người trẻ đã thờ ơ và liên tục gặp những vấn đề như mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Hiện tượng mất ngủ dậy sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương và làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Bài viết sẽ thông tin cụ thể đến bạn về vấn đề này.
Mất ngủ hay còn được gọi là chứng rối loạn giấc ngủ, người mắc thường có xu hướng ngủ không sâu giấc, mất ngủ nguyên đêm, khó đi vào giấc ngủ, dễ bị giật mình, dậy rất sớm và thường cảm thấy mệt mỏi sau khi thức dậy. Nếu mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể, hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.
Hiện nay bất kỳ ai cũng có thể mắc tình trạng mất ngủ dậy sớm. Một số nguyên nhân gây ra mất ngủ mà bạn không thể chủ quan:
Ngoài những nguyên nhân kể trên, có nhiều yếu tố khác có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn như thay đổi môi trường sống, bị lệch múi giờ do chuyển sang đất nước khác sống, mắc bệnh mãn tính khiến cơ thể đau nhức về đêm.
Thông thường người trưởng thành cần ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng và ngủ sâu giấc. Đây chính là khoảng thời gian bạn được nghỉ ngơi, phục hồi và tái tạo năng lượng. Những ai ngủ đủ giấc thường có sức khỏe tinh thần lẫn thể chất tốt, luôn sẵn sàng làm việc, học tập, vui chơi. Vậy việc mất ngủ sẽ ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống:
Cảm giác mất ngủ thực sự rất khó chịu, người bị mất ngủ thường thao thức rất lâu mới có thể ngủ. Khi đã ngủ được thì cũng nhanh chóng thức dậy sớm và khó ngủ lại. Đặc biệt tình trạng mệt mỏi, thường xuyên cáu gắt, căng thẳng sẽ xảy ra.
Những ai mất ngủ dậy sớm đều thường bị đau đầu, bởi các tế bào thần kinh không được cung cấp đủ máu vì vậy rất dễ bị tổn thương. Người bị mất ngủ sẽ đối diện với những cơn đau nhức đầu hành hạ ở các mức độ khác nhau, cơn đau thường diễn ra vào ban đêm và sáng sớm.
Điều đáng sợ nhất ở chứng mất ngủ là bệnh sẽ gây suy giảm trí nhớ và làm người mắc rất khó tập trung học tập hay làm việc. Chưa kể nếu mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý, làm cơ thể suy nhược, rối loạn tâm thần kinh và dẫn đến trầm cảm.
Nếu bạn đang mắc chứng mất ngủ dậy sớm thì buộc phải có cách can thiệp kịp thời để đảm bảo sức khỏe. Dưới đây là những cách cải thiện giấc ngủ an toàn nhưng không kém phần hiệu quả:
Như đã đề cập, những chất kích thích như cà phê, rượu, bia sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, vậy nên cần loại bỏ dần thói quen sử dụng chúng, tuyệt đối không dùng sau 12 giờ trưa. Muốn có một giấc ngủ ngon cũng nên hạn chế ăn thực phẩm giàu dầu mỡ gây nặng bụng hoặc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt. Thay vào đó có thể uống một ly sữa ấm, ăn chuối, kiwi để dễ ngủ hơn.
Cách trị mất ngủ khoa học nhất đó là thiết lập một thời gian ngủ điều độ, cố định. Cần kiên trì thực hiện theo đúng thời gian biểu này, vị dụ bắt đầu ngủ vào lúc 22 giờ 30 và thức dậy vào 6 giờ sáng hôm sau thì phải thực hiện đúng như vậy trong cả 7 ngày của tuần. Dần dần bạn sẽ không cần đồng hồ báo thức mà sẽ tự thức dậy vào đúng giờ.
Hãy tạo cho bản thân một không gian thật yên tĩnh để ngủ. Đảm bảo phòng ngủ tối, mát mẻ. Bạn cũng có thể sử dụng bức hình và rèm cửa dày để chặn ánh sáng, tiếng ồn bên ngoài. Trang trí phòng theo màu sắc yêu thích, sử dụng một số nến thơm có mùi hương nhẹ nhàng.
Đa số với người trẻ mắc chứng mất ngủ dậy sớm đều do thói quen sinh hoạt trước khi ngủ không khoa học. Tốt nhất hãy tập thói quen không dùng thiết bị công nghệ trước khi ngủ. Thay vào đó hãy đọc sách hoặc ngồi thiền để cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Trên đây là những chia sẻ về tình trạng mất ngủ dậy sớm. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về tác hại của chứng mất ngủ cũng như chủ động điều chỉnh lịch sinh hoạt để có một giấc ngủ chất lượng nhất.
Xem thêm: