Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Sinh con

Màu da có di truyền không? Tại sao bố mẹ da trắng lại sinh con da đen?

Ngày 13/12/2023
Kích thước chữ

Màu da có di truyền không? Màu da sẽ phụ thuộc vào gen của cả cha lẫn mẹ. Con có thể thừa hưởng màu da từ cha hoặc mẹ và kết quả cuối cùng phụ thuộc vào sự kết hợp của các gen di truyền.

Màu da có di truyền không chắc hẳn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm vì điều này ảnh hưởng đến ngoại hình của mỗi đứa trẻ được sinh ra. Việc hiểu rõ về cơ chế di truyền của màu da không chỉ mang lại kiến thức sâu sắc về sinh học phân tử mà còn giúp bố mẹ hiểu sâu hơn lý do tại sao con mình lại có màu da như vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên nhé.

Màu da có di truyền không?

Màu da có di truyền không? Câu trả lời là có nhé. Màu da của trẻ sơ sinh phần lớn được chịu ảnh hưởng từ di truyền của cả cha lẫn mẹ. Trong trường hợp cha mẹ có làn da sẫm, khả năng cao là em bé cũng sẽ có một làn da sẫm đáng yêu. Nếu một trong hai cha mẹ có làn da màu đen hoặc trắng, thì có thể em bé sẽ có làn da trung lập.

Màu da có di truyền không? Tại sao bố mẹ da trắng lại sinh con da đen 1
Màu da có di truyền không?

Màu da của trẻ được kế thừa từ màu da của cha mẹ, chính xác hơn là màu da của trẻ thường tuân theo nguyên tắc trung hòa với màu da của cha mẹ. Tuy nhiên, có một điều đặc biệt rằng, con gái thường thừa hưởng màu da từ cha. Nếu cha của người con là người có làn da trắng, khả năng cao là con gái sẽ có làn da trắng và ngược lại.

Tại sao bố mẹ da trắng lại sinh ra con da đen?

Nhiều bố mẹ thắc mắc rằng, màu da có di truyền không, nếu có di truyền vậy tại sao bố mẹ da trắng nhưng con lại da đen, liệu có nhầm lẫn gì không?

Theo quan điểm di truyền, gen bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố đột biến và môi trường sống. Cả hai yếu tố này đều có thể ảnh hưởng đến các đặc điểm về mặt thể chất của trẻ, bao gồm màu da. Do đó, màu da của trẻ có thể thay đổi từ khi chúng mới sinh ra cho đến khi chúng lớn lên.

Nếu cha mẹ có làn da trắng nhưng con lại có làn da đen, điều này thường được giải thích bởi những nguyên nhân sau đây:

Ảnh hưởng từ chế độ ăn uống của người mẹ khi mang thai

Chế độ ăn uống của người mẹ khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi mà còn đặc biệt ảnh hưởng đến màu da của em bé. Việc mẹ ăn các thực phẩm chứa "hắc tố" có chứa "tyrosine" có thể kích thích quá trình sản xuất "hắc tố" trong cơ thể em bé, ảnh hưởng đến màu da tự nhiên của bé.

Sự phát triển chưa đầy đủ các cơ quan của em bé

Da của trẻ sơ sinh khác biệt so với da của người lớn và mất khoảng 3 năm để phát triển đến mức độ giống với da của người lớn. Trong giai đoạn này, da của trẻ sơ sinh còn mỏng manh và nhạy cảm, dễ bị kích thích và nhiễm trùng.

Màu da có di truyền không? Tại sao bố mẹ da trắng lại sinh con da đen 2
Da trẻ em mất khoảng 3 năm để phát triển đến giống da người lớn

Do các cơ quan khác nhau của trẻ sơ sinh vẫn đang trong quá trình phát triển, đặc biệt là chức năng tuần hoàn máu ngoại vi chưa đạt đến trạng thái bình thường, nên màu da của bé cũng có thể trở nên sẫm màu hơn.

Do vấn đề sức khỏe

Rõ ràng, khi da của em bé có sắc tố sẫm hơn hoặc có màu vàng, có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe, ví dụ như bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh, làm cho làn da của em bé trông ít trắng sáng hơn. Cha mẹ cần chú ý và đưa bé đi kiểm tra để đảm bảo con được điều trị kịp thời.

Do di truyền

Màu da có di truyền không? Tất nhiên là có, tuy nhiên không nhất thiết là từ bố mẹ. Thực tế, em bé có thể thừa hưởng gen màu da từ các thành viên khác trong gia đình như ông, bà nội, ngoại và nếu trong gia đình có người có làn da đậm, khả năng cao là em bé cũng sẽ có làn da tương tự.

Làm thế nào để cải thiện làn da đen của trẻ sơ sinh?

Làn da đen của trẻ sơ sinh thường xuất phát từ sự tích tụ quá mức của hắc sắc tố tại các tầng tế bào. Do đó, để cải thiện tình trạng này, quan trọng nhất là phải kiểm soát sự thay đổi của sắc tố melanin và ngăn chặn sự phát triển của nó ở tầng hạ bì da.

Ngăn chặn sự hình thành sắc tố

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần chú ý bổ sung chế độ dinh dưỡng cần thiết khi mang thai để con được phát triển khỏe mạnh và có làn da sáng mịn. Mẹ bầu có thể tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin C để hỗ trợ làm sáng màu da bé và vitamin A để cung cấp độ đàn hồi cho làn da.

mau-da-co-di-truyen-khong-3.jpg
Mẹ bầu ăn các thực phẩm giàu vitamin C giúp làm sáng màu da bé

Việc tiêu thụ nhiều loại trái cây như dâu tây, cherry, việt quất, cà chua, cam, chanh, bưởi, quả bơ, cà rốt, kiwi, bông cải xanh trong chế độ ăn uống của mẹ sẽ có lợi cho quá trình kiểm soát sắc tố melanin, giúp làn da của em bé trở nên sáng mịn khi chào đời.

Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá mức

Để làn da của bé trở nên khỏe mạnh và sáng mịn hơn, quan trọng nhất là hạn chế tối đa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, vì sự tiếp xúc này có thể kích thích sản xuất melanin, làm cho làn da trở nên đậm màu hơn.

Tuy nhiên, hãy thường xuyên cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng sớm từ 6 - 8 giờ sáng để giúp trẻ bổ sung vitamin D. Khi ra ngoài, đảm bảo bé đội mũ và mặc quần áo che phủ để bảo vệ làn da tốt nhất.

Tạo thói quen tốt

Từ khi bé mới chào đời đến khi lớn lên, việc tạo thói quen ngủ sớm cũng sẽ ảnh hưởng tích cực đến làn da. Hạn chế sử dụng các loại lá để tắm cho bé thường xuyên, vì có thể gây xỉn màu hoặc thậm chí làm da trở nên vàng.

Bài viết trên Nhà thuốc Long Châu đã giúp bố mẹ giải đáp được thắc mắc rằng màu da có di truyền không và lý do tại sao bố mẹ da trắng nhưng con lại da đen. Hãy chú ý chăm sóc con thật tốt để con trẻ có một làn da sáng mịn, khoẻ mạnh bố mẹ nhé.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin