Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Suy giãn tĩnh mạch có di truyền không? Những điều cần biết

Ngày 13/12/2023
Kích thước chữ

Suy giãn tĩnh mạch có di truyền không là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là khi gia đình có tiền sử bị bệnh. Trong bài viết này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Giãn tĩnh mạch là căn bệnh khá phổ biến, không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt mà còn làm da trở nên mất thẩm mỹ. Nếu chủ quan bỏ qua các triệu chứng mà không điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh gây ra bởi nhiều nguyên nhân yếu tố khác nhau. Vậy bệnh suy giãn tĩnh mạch có di truyền không? Câu trả lời sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết này nhé!

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng xảy ra khi các mạch máu không hoàn thành được nhiệm vụ đưa máu trở về tim. Nguyên nhân chủ yếu là do van trong các tĩnh mạch bị suy yếu, không duy trì được khả năng mở đóng liên tục để thúc đẩy quá trình lưu thông máu như bình thường. Lúc này, máu sẽ bị dẫn ngược trở lại và tích tụ tại các tĩnh mạch, thường gặp nhất ở tứ chi.

Suy giãn tĩnh mạch có di truyền không? Những điều cần biết 2
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch bị tích tụ lại và không đưa máu trở về tim

Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho các tĩnh mạch ngày càng bị giãn nở, làm cho chúng trở nên to hơn và hiện rõ trên bề mặt da. Đáng nói, bệnh có thể biểu hiện qua các triệu chứng như cảm giác nặng chân, sưng phù, đau nhức, ngứa da, tê bì và chuột rút, đặc biệt là vào ban đêm. Nếu không chữa trị kịp thời, suy giãn tĩnh mạch có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và hoạt động hàng ngày của người bệnh.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có di truyền không?

Suy giãn tĩnh mạch có di truyền không? Câu trả lời là "Có". Di truyền được xem là một yếu tố nguy cơ có gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch. Theo đó, nếu trong gia đình có một thành viên mắc bệnh này, thì nhiều khả năng các thế hệ sau cũng sẽ có nguy cơ khởi phát bệnh suy giãn tĩnh mạch cao. Điều này đã làm nổi bật mối liên quan giữa di truyền và xuất phát của suy giãn tĩnh mạch.

Mặc dù hiện tại vẫn chưa có thông tin chính thức về tỷ lệ di truyền của suy giãn tĩnh mạch. Nhưng theo ý kiến của các chuyên gia, nếu bố hoặc mẹ bị suy giãn tĩnh mạch thì con cái có tỷ lệ mắc bệnh lên đến 40 - 60%. Nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh suy giãn tĩnh mạch, tỷ lệ mắc bệnh ở con cái có thể lên đến hơn 80%.

Suy giãn tĩnh mạch có di truyền không? Những điều cần biết 1
Bệnh suy giãn tĩnh mạch vẫn có khả năng di truyền

Ngoài ra, một số trường hợp bị suy giãn tĩnh mạch có thể dễ dàng xác định là do yếu tố di truyền. Chẳng hạn như, phụ nữ khi mang thai bị suy giãn tĩnh mạch thì nhiều khả năng là do trong gia đình có tiền sử mắc bệnh. Hoặc suy giãn tĩnh mạch xảy ra ở những người trẻ tuổi cũng có thể xuất phát từ yếu tố di truyền.

Bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

Bệnh giãn tĩnh mạch xảy ra do các đường tĩnh mạch đưa máu nghèo oxy lên tim bị cản trở và dẫn đến tắc nghẽn. Bệnh không chỉ gây tác động tiêu cực đến vấn đề nội tiết mà còn làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của đôi chân. Bởi lúc này, các vết bầm, tấy đỏ và các đường tĩnh mạch xuất hiện trên bề mặt da. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, đặc biệt là ở phụ nữ.

Đối với những người được chẩn đoán mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, việc điều trị sớm có thể sẽ giúp ngăn ngừa bệnh trở nặng và nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Thường xuyên bị chuột rút, chân sưng tó, đau nhức và tần suất tăng dần về đêm gây ra tình trạng mất ngủ và tâm trạng khó chịu.
  • Sự giãn nở của lưới tĩnh mạch có thể tạo ra các đường mạch máu nổi cộm trên da, gây mất thẩm mỹ.
  • Các mảng lớp tĩnh mạch suy giãn dày có thể gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi dưỡng chất gây ra tình trạng viêm da, nhiễm trùng.
  • Sự suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới là biểu hiện nặng nhất của bệnh. Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh có thể diễn tiến nặng khiến các mảng lớp tĩnh mạch suy giãn ngày càng tăng lên, chồng chéo lên nhau và hình thành các khối viêm tắc tĩnh mạch. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến động mạch phổi và tim, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Có thể phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch không?

Sau khi tìm được lời giải đáp cho câu hỏi giãn tĩnh mạch có di truyền không, thì việc làm thế nào để phòng ngừa cũng được nhiều người quan tâm. Để phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn có thể thực hiện những biện pháp đơn giản sau đây:

Thường xuyên tập luyện thể thao để tăng cường đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, cần phải có chế độ tập luyện khoa học và phù hợp với cơ địa của mỗi người;

  • Không nên đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu;
  • Thường xuyên massage chân và có thể ngâm chân trong nước ấm mỗi ngày;
  • Giảm thiểu việc đi giày cao gót trong thời gian dài;
  • Bổ sung thêm nhiều chất xơ và các loại vitamin trong chế độ ăn, đồng thời duy trì việc uống đủ nước;
  • Khi nghỉ ngơi sau một ngày làm việc căng thẳng, hãy kê chân cao bằng cách sử dụng cuộn khăn hoặc gối.
Suy giãn tĩnh mạch có di truyền không? Những điều cần biết 3
Không nên đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu để tránh bị giãn tĩnh mạch

Ngoài các biện pháp phòng ngừa, việc tìm hiểu và thực hiện thăm khám khi có dấu hiệu nghi ngờ là điều cần thiết. Thông thường, các bác sĩ sẽ khám lâm sàng và có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm nếu phát hiện có nguy cơ mắc bệnh. Các phương pháp xét nghiệm này bao gồm siêu âm Doppler, chụp CT scan tĩnh mạch hoặc chụp MRI tĩnh mạch.

Một số phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch được áp dụng phổ biến như:

  • Dùng thuốc tăng cường sức bền cho thành mạch và thuốc hỗ trợ tim mạch;
  • Chích xơ đối với trường hợp bệnh nhẹ hoặc tiến hành cắt bỏ phần tĩnh mạch bị hỏng trong trường hợp bệnh nặng;
  • Dùng vớ suy giãn tĩnh mạch và băng ép để giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu tốt hơn.

Đối với những trường hợp nghiêm trọng, phương pháp tia laser nội mạch sẽ được sử dụng để loại bỏ các búi tĩnh mạch tắc nghẽn sẽ giúp bệnh hồi phục nhanh chóng và giữ được được thẩm mỹ.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được cho thắc mắc giãn tĩnh mạch có di truyền không. Từ đó, sẽ có biện pháp phòng ngừa hiệu quả và thực hiện thăm khám kịp thời, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin