Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Mẹ bị giang mai có cho con bú được không? Vì sao?

Ngày 20/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mẹ bị giang mai có cho con bú được không? Có lây cho con không? Đây chính là 2 mối quan tâm hàng đầu của những mẹ không may mắc căn bệnh này. Bởi giang mai là bệnh lý rất dễ lây nhiễm từ mẹ sang con và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

Sữa mẹ mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của trẻ, đặc biệt việc cho con bú mẹ còn là sợi dây gắn kết tình cảm mẹ con. Đó cũng chính là lý do nuôi con bằng sữa mẹ luôn được khuyến khích bởi các tổ chức y tế hàng đầu thế giới.

Hiểu rõ lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ nên việc mẹ bị giang mai có cho con bú được không được đặc biệt quan tâm. Giang mai là một trong những bệnh có khả năng lây nhiễm cao nên việc cho trẻ bú mẹ trực tiếp cần rất thận trọng.

Khái quát về bệnh giang mai

Trước khi đi vào giải đáp mẹ bị giang mai có cho con bú được không, chúng ta cần hiểu rõ hơn về khái niệm và con đường lây nhiễm của căn bệnh này.

Giang mai bệnh xã hội rất nguy hiểm chỉ sau HIV/AIDS. Đây là bệnh nhiễm khuẩn mạn tính do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra và lây truyền chủ yếu qua đường tình dục.

Mẹ bị giang mai có cho con bú được không? Vì sao? 1
Giang mai là bệnh lây nhiễm do xoắn khuẩn giang mai gây ra

Treponema pallidum hay xoắn khuẩn giang mai có hình lò xo, bao gồm 6 đến 14 vòng xoắn. Chúng sẽ chết khi ở nhiệt độ phòng từ 20 đến 30 độ C. Tuy nhiên, nó vẫn giữ được tính di động rất lâu khi ở trong nước đá. Đặc biệt, xoắn khuẩn giang mai có thể bị tiêu diệt trong vài phút bởi các chất sát khuẩn, xà phòng.

Giang mai có thể lây từ người sang người hoặc từ vật thể có chứa vi khuẩn giang mai sang người. Bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, ngay cả ở trẻ em. Vì thế, mẹ bị giang mai có cho con bú được không là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm.

Giang mai nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể biến chứng tổn thương thần kinh, liệt dương, sa sút trí tuệ, mất thị lực,... Đối với phụ nữ đang mang thai, giang mai có thể lây nhiễm sang con, gây ra thai lưu, nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh tới 40%.

Mặc dù dễ lây lan nhưng giang mai có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm khi chưa xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, người bệnh cần chủ động kiểm soát và phòng tránh lây nhiễm cho người xung quanh.

Con đường lây nhiễm giang mai

Quan hệ tình dục không an toàn

Đây là con đường lây nhiễm giang mai chủ yếu. Xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập qua da, niêm mạc của bộ phận sinh dục bị xây xát trong quá trình quan hệ và gây bệnh tại chỗ (săng giang mai). Tiếp theo, chúng sẽ đi vào máu và lan truyền khắp cơ thể.

Mẹ bị giang mai có cho con bú được không? Vì sao? 2
Quan hệ tình dục không an toàn là con đường lây nhiễm giang mai phổ biến

Lây qua đường máu

Việc dùng chung kim tiêm hoặc tiêm truyền máu không an toàn cũng có thể là con đường lây nhiễm giang mai. Tình trạng này thường xảy ra ở các đối tượng tham gia hút chích, các hoạt động y tế không đảm bảo.

Nhiều bà mẹ lo lắng về việc mẹ bị giang mai có cho con bú được không vì sợ trẻ sẽ nhiễm bệnh trong quá trình bú mẹ, điều này là hoàn toàn có cơ sở. Bởi như đã đề cập ở trên, giang mai lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, tuy nhiên bệnh vẫn có thể lây qua một số con đường khác như từ mẹ sang con, lây qua đường máu hoặc thông qua tiếp xúc gián tiếp với xoắn khuẩn giang mai.

Lây truyền từ mẹ sang con

Bệnh giang mai có thể lây từ mẹ sang con trong thời gian mang thai. Thông thường, nếu phụ nữ bị giang mai vào khoảng tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 5 trong thai kỳ thì nguy cơ lây nhiễm sang con là rất lớn. Bị giang mai khi mang thai có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, thai chậm phát triển, thai chết lưu,... Trường hợp trẻ sơ sinh bị lây nhiễm giang mai có thể ảnh hưởng sức khỏe suốt đời, thậm chí tử vong. Ngoài ra, giang mai có thể lây từ mẹ sang con ngay trong quá trình vượt cạn sinh thường do em bé tiếp xúc với vết loét giang mai.

Tiếp xúc gián tiếp với mầm bệnh

Xoắn khuẩn giang mai trong dịch tiết, máu, dịch mủ của người bệnh có thể tồn tại trên bề mặt các vật dụng cá nhân, quần áo, chăn gối,… Nếu người có vết thương hở trên da tiếp xúc với dịch tiết này hoặc chạm vào vết thương hở của người bệnh, xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập qua đường máu tấn công cơ thể.

Mẹ bị giang mai có cho con bú được không?

Theo các chuyên gia, mẹ không nên cho con bú khi bị giang mai vì trẻ có thể nhiễm vi khuẩn gây bệnh thông qua các tổn thương trên da. Trong quá trình cho con bú, đầu vú của mẹ và khoang miệng của trẻ có thể bị tổn thương, điều này sẽ làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn giang mai từ mẹ sang con. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc trẻ mẹ cần tránh sử dụng chung đồ dùng cá nhân với trẻ như khăn tắm để tránh các dịch nhầy, máu, mủ từ mẹ có thể tiếp xúc với vết thương hở của trẻ.

Mẹ bị giang mai có cho con bú được không? Vì sao? 3
Mẹ bị giang mai không nên cho con bú trực tiếp

Thực tế cũng đã ghi nhận rất nhiều trường hợp mẹ bị giang mai sau khi sinh và lây nhiễm cho trẻ khi cho bú. Trẻ bị giang mai có thể gặp nhiều vấn đề sức khỏe ở thần kinh, thị giác, tim mạch, da, hô hấp,...

Trên đây là một số thông tin về bệnh giang mai và con đường lây nhiễm căn bệnh này. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc mẹ bị giang mai có cho con bú được không. Từ đó có biện pháp chăm sóc trẻ phù hợp nhằm phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm giang mai hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường đại học Võ Trường Toản. Nhiều năm làm việc trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin