Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mô cơ tim là loại mô cơ chuyên biệt giúp hình thành nên trái tim. Mô cơ tim có nhiệm vụ chính là co thắt để tim bơm máu qua hệ tuần hoàn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu mô cơ tim là gì, các vấn đề thường gặp ở mô cơ tim và cách để giúp mô cơ tim luôn khỏe mạnh.
Tim có cấu tạo rất phức tạp, và một bộ phận quan trọng giúp tim hoạt động được bình thường và thực hiện các chức năng của nó chính là mô cơ tim. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu mô cơ tim là gì? Nó có cấu tạo như thế nào? Chức năng ra sao và có các bệnh thường gặp nào liên quan đến mô cơ tim.
Mô cơ tim hay gọi ngắn gọn là cơ tim, là một trong 3 loại mô quan trọng của cơ thể, bên cạnh mô cơ vân và mô cơ trơn. Cơ tim là lớp dày nhất, nằm giữa lớp nội tâm mạc và lớp biểu mô bên ngoài tạo nên màng ngoài tim có nhiệm vụ bao bọc và bảo vệ tim.
Mô cơ tim được tạo thành từ các tế bào cơ tim. Các tế bào này có khác biệt quan trọng so với các tế bào khác trong cơ thể là có các vạch bậc thang kết nối các đầu sợi cơ với nhau. Điều này giúp tạo thành lưới sợi cơ với các chất kết dính giúp các tế bào cơ tim “giao tiếp” với nhau nhanh hơn. Nhờ những đặc điểm này mà cơ tim có sự co bóp đồng bộ và hoạt động như một hợp bào.
Cơ tim có chức năng chính là tham gia vào quá trình co bóp và giãn ra của thành tim, giúp tim nhận và bơm máu vào hệ tuần hoàn. Các tế bào cơ tim tạo thành cơ tâm thất và cơ tâm nhĩ, như một giá đỡ cho các buồng tim. Cơ tim còn tạo ra tín hiệu điện và dẫn truyền các kích thích điện.
Mô cơ tim có cấu tạo gồm:
Tim co bóp khoảng 60 -100 lần mỗi phút để bơm máu đi khắp nơi trên cơ thể. Hoạt động này được duy trì và kiểm soát thông qua các tế bào tạo nhịp tim. Các tế bào tạo nhịp tim sẽ liên kết với các tế bào cơ tim khác để truyền tín hiệu. Nhờ đó sẽ có một làn sóng co bóp của cơ tim, tạo ra nhịp tim khác nhau ở mỗi người. Hệ thống thần kinh tự chủ của con người sẽ gửi tín hiệu đến các tế bào tạo nhịp tim để tim biết cần làm chậm nhịp hay tăng tốc.
Các bệnh lý thường gặp ở cơ tim sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của mô cơ tim, khiến việc bơm máu của tim gặp khó khăn. Có một số bệnh thường gặp ở cơ tim mà chúng ta nên biết để phòng tránh và phát hiện kịp thời như:
Cơ tim phì đại là bệnh lý xảy ra khi các cơ tim bị dày lên, mở rộng ra không rõ nguyên nhân và thường gặp nhất ở tâm thất. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này hầu hết đều do yếu tố di truyền. Một số người bệnh bị u tủy thượng thận, to đầu chi do cường GH, xơ hóa thần kinh,... cũng có thể bị cơ tim phì đại.
Cơ tim giãn nở hay bệnh giãn cơ tim xảy ra khi buồng tâm thất giãn lớn và co bóp yếu hơn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bơm máu của tim. Đây là bệnh vô căn và một số tổn thương ở cơ tim được cho là có liên quan đến tình trạng này như: Rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh động mạch vành, tiểu đường, tiếp xúc với chất độc, tác dụng phụ của các thuốc điều trị ung thư.
Cơ tim hạn chế là bệnh về cơ tim xảy ra khi tâm thất trở nên cứng khi xuất hiện các mô bất thường. Hậu quả sẽ dẫn đến rối loạn chức năng tâm trương khi tâm thất không thể thư giãn và được đổ đầy máu. Tâm nhĩ sẽ to lên. Lưu lượng máu trong tim sẽ bị giảm dần và có thể gây rối loạn nhịp tim hoặc suy tim.
Loạn sản tâm thất phải là tình trạng xảy ra khi mô cơ tim của tâm thất phải được thay thế bằng mô giàu chất xơ hoặc mô mỡ gây ra rối loạn nhịp tim.
Sức khỏe của mô cơ tim bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh về mô cơ tim:
Để mô cơ tim luôn khỏe mạnh, đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng của nó, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Tóm lại, mô cơ tim có vai trò vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo chức năng co bóp của tim. Có nhiều bệnh liên quan đến cơ tim có thể xuất hiện do yếu tố di truyền, do bệnh lý nền, do dùng thuốc hay nguyên nhân khác. Vì vậy, mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức phòng bệnh, khám sức khỏe tổng quát thường xuyên để phát hiện sớm các bất thường về mô cơ tim nếu có.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.