Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thục Hiền
Mặc định
Lớn hơn
Trong những năm gần đây, tỉ lệ mỡ máu cao ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng rõ rệt do lối sống hiện đại. Điều đáng lo ngại là bệnh thường tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng nhưng lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ sớm nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân mỡ máu cao ở người trẻ và các dấu hiệu cảnh báo sớm. Đồng thời, đề cập đến ảnh hưởng sức khỏe lâu dài nếu không điều trị và đưa những giải pháp hiệu quả để phòng ngừa và kiểm soát bệnh lý này trong cuộc sống hiện đại. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Mỡ máu cao là một rối loạn chuyển hóa lipid trong cơ thể, đặc trưng bởi nồng độ cholesterol LDL (thường gọi là cholesterol xấu) và/hoặc triglyceride vượt quá giới hạn cho phép trong máu. Khi các chất này tích tụ quá mức, chúng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tim mạch và sức khỏe toàn thân. Mặc dù vậy, mỡ máu cao thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, khiến nhiều người không nhận biết được cho đến khi tình trạng tiến triển nặng hoặc tình cờ được phát hiện qua các đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Nếu không được phát hiện và kiểm soát sớm, tình trạng mỡ máu cao có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Sự tích tụ cholesterol xấu trong lòng mạch sẽ hình thành các mảng bám, làm hẹp hoặc tắc nghẽn dòng máu, gây tổn thương nghiêm trọng đến tim và não. Ngoài hệ tim mạch, mỡ máu cao còn có thể làm tăng nguy cơ viêm tụy cấp và gan nhiễm mỡ không do rượu, những bệnh lý cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ bệnh nhân.
Mỡ máu cao vốn được xem là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thực tế lại cho thấy ngày càng nhiều người trẻ tuổi cũng mắc phải tình trạng này.
Một trong những yếu tố hàng đầu gây mỡ máu cao ở người trẻ chính là chế độ ăn uống thiếu cân đối. Việc tiêu thụ thường xuyên các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa như thịt mỡ, đồ chiên rán, thức ăn nhanh khiến lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu tăng lên đáng kể. Trong khi đó, khẩu phần lại thường thiếu rau xanh, chất xơ và các dưỡng chất có lợi giúp kiểm soát mỡ máu.
Tình trạng thừa cân, béo phì cũng là hậu quả của lối sống hiện đại, góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ mỡ trong máu. Người thừa cân thường có xu hướng giảm nồng độ cholesterol tốt (HDL) – vốn có chức năng loại bỏ mỡ thừa ra khỏi mạch máu, đồng thời làm tăng cholesterol xấu gây tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa trong lòng mạch.
Lối sống ít vận động trong cuộc sống hiện đại như dành phần lớn thời gian ngồi trước máy tính hoặc điện thoại, ít tham gia các hoạt động thể chất khiến quá trình trao đổi chất bị rối loạn, đặc biệt là chuyển hóa chất béo, khiến lượng mỡ dư thừa dễ tích tụ trong máu hơn.
Áp lực học tập, công việc, tài chính… khiến nhiều người trẻ rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài. Stress ảnh hưởng đến nội tiết tố và quá trình trao đổi chất trong cơ thể, trong đó có cả chuyển hóa lipid. Bên cạnh đó, để giải tỏa căng thẳng nhiều người tìm đến rượu bia, thuốc lá hoặc ăn uống vô độ khiến tình trạng mỡ máu thêm nghiêm trọng.
Ngoài các yếu tố từ môi trường sống và thói quen sinh hoạt, yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng. Nếu trong gia đình có người thân mắc rối loạn lipid máu, nguy cơ mắc bệnh của con cháu sẽ cao hơn đáng kể, ngay cả khi họ có lối sống tương đối lành mạnh. Do đó, việc tầm soát và theo dõi sức khỏe định kỳ là điều cần thiết, đặc biệt với những người có tiền sử gia đình liên quan đến bệnh chuyển hóa.
Ở người trẻ, tình trạng mỡ máu cao thường không được phát hiện sớm do diễn tiến âm thầm và ít biểu hiện rõ rệt. Ngoài ra, người trẻ ít khi đi khám định kỳ, dẫn đến việc chẩn đoán bệnh chủ yếu xảy ra khi đã có biến chứng hoặc được phát hiện tình cờ trong các đợt kiểm tra sức khỏe tổng quát.
Thực tế cho thấy, nhiều người trẻ chỉ nhận ra mình đang gặp vấn đề về mỡ máu khi các chỉ số đã vượt quá giới hạn an toàn và bắt đầu tác động đến sức khỏe toàn thân. Điều này càng trở nên đáng lo ngại khi các triệu chứng của bệnh không đặc hiệu, dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng khác.
Một số dấu hiệu có thể gợi ý tình trạng mỡ máu cao ở người trẻ bao gồm cảm giác chóng mặt, hoa mắt tái diễn nhiều lần, cơ thể mệt mỏi kéo dài dù không hoạt động quá sức. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cảm thấy choáng váng nhẹ, mất thăng bằng khi thay đổi tư thế. Đặc biệt, ở những người có rối loạn lipid máu nặng, có thể xuất hiện các mảng vàng dưới da, chủ yếu là ở vùng quanh mắt, khuỷu tay, bắp đùi hoặc ngực do sự tích tụ lipid dưới da.
Mỡ máu cao hiện đang là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại trên toàn cầu, vì nó là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Các tác động của bệnh có thể làm suy yếu sức khỏe người bệnh theo nhiều cách khác nhau:
Để phòng ngừa mỡ máu cao hiệu quả, người trẻ cần chủ động thay đổi lối sống và chế độ ăn uống từ sớm. Nếu bệnh được phát hiện kịp thời, việc áp dụng chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thể dục thường xuyên có thể giúp giảm đáng kể nồng độ mỡ trong máu. Tuy nhiên, nếu để bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và phức tạp hơn, đồng thời tình trạng mỡ máu cao cũng dễ tái phát nếu không được điều trị đúng cách và triệt để.
Một trong những biện pháp phòng ngừa tình trạng này là kiểm soát cân nặng cơ thể, duy trì ở mức hợp lý để tránh thừa cân, béo phì. Ngoài ra, cần hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, đặc biệt là thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt bê… và thay thế bằng những thực phẩm chứa nhiều chất béo có lợi như cá hồi, quả bơ, hạt óc chó.
Bên cạnh đó, việc ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi không chỉ cung cấp chất xơ mà còn bổ sung các khoáng chất thiết yếu, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và hỗ trợ quá trình giảm mỡ máu. Đồng thời, người trẻ nên tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích, vì chúng có thể làm tăng nồng độ cholesterol và gây tổn thương cho mạch máu.
Việc điều chỉnh thói quen ăn uống, như không ăn nhiều đạm, tránh ăn tối muộn hoặc ăn quá no sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn chặn sự tích tụ cholesterol trong cơ thể, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao. Duy trì lối sống lành mạnh kết hợp với chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp phòng ngừa mỡ máu cao và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm liên quan đến bệnh.
Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ về nguy cơ mỡ máu cao ở người trẻ và tầm quan trọng của việc phát hiện kịp thời nhằm phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Việc thay đổi chế độ ăn uống, duy trì cân nặng hợp lý và lối sống lành mạnh không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống. Đừng để đến khi bệnh phát triển mới tìm cách điều trị, mà hãy chủ động kiểm soát sức khỏe định kỳ để tránh những rủi ro trong tương lai.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.