Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mỏm gai mọc ở xương bả vai ít nhiều sẽ mang đến cảm giác khó chịu và làm ảnh hưởng hoạt động của khớp bả vai. Vậy cụ thể, mỏm gai xương bả vai là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết, cách chẩn đoán và điều trị như thế nào?
Các bệnh lý về xương khớp thường gây đau đớn và ít nhiều ảnh hưởng đến chức năng vận động của các khớp và xương liên quan. Một trong số những bệnh xương khớp ở vùng bả vai đang nhiều người gặp phải là mỏm gai xương bả vai. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu về căn bệnh xương khớp này từ triệu chứng, nguyên nhân đến cách điều trị.
Mỏm gai xương bả vai là tình trạng hình thành các chồi gai ở đầu các khớp xương bả vai do sự lắng đọng của canxi tại gân. Các chồi gai này khi hình thành sẽ chèn ép lên các mô và các dây thần kinh quanh đó. Vì vậy, vận động vùng khớp vai của người bệnh sẽ bị hạn chế đáng kể.
Trong hầu hết các trường hợp, mỏm gai ở xương bả vai ít gây đau đớn dữ dội và không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bệnh nhân bị đau đớn nghiêm trọng và phải đối mặt với nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Mỏm xương ở bả vai có thể dẫn đến các hậu quả như:
Khi mới hình thành, các gai xương còn nhỏ nên hầu hết không gây triệu chứng. Đây là lý do hầu hết các trường hợp mỏm gai xương bả vai đều phát hiện khá muộn. Khi gai xương chèn ép vào các mô và dây thần kinh xung quanh sẽ gây ra những triệu chứng như:
Đầu tiên, các bác sĩ sẽ căn cứ vào các thông tin bệnh sử, các triệu chứng bệnh nhân đang gặp phải, thăm khám lâm sàng để có những phán đoán ban đầu về bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp chẩn đoán đặc hiệu để có thể đưa ra kết luận bệnh chính xác nhất. Cụ thể là:
Theo các bác sĩ chuyên khoa, một số nguyên nhân dẫn đến việc hình thành hoặc làm tăng nguy cơ hình thành gai xương như:
Việc điều trị gai xương bả vai phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh thực tế của từng bệnh nhân. Thông thường, các bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng các phương pháp như:
Điều trị nội khoa được áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ. Mục tiêu của việc điều trị là giảm đau, kháng viêm, phục hồi chức năng vận động của vùng khớp bả vai. Ngoài nghỉ ngơi, hạn chế vận động vùng khớp bả vai, các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc.
Một số loại thuốc thường được kê cho bệnh nhân bị gai xương bả vai như: Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ hoặc tiêm corticosteroid. Người bệnh cũng có thể được yêu cầu tập vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Các bài tập này sẽ giúp bệnh nhân giảm đau và cải thiện chức năng vận động của khớp vai.
Bệnh nhân bị gai xương bả vai mức độ nặng khiến xương bả vai bị hư tổn. Nếu xác định xương bả vai không còn khả năng phục hồi, khi áp dụng điều trị nội khoa không tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật loại bỏ gai xương.
Mỏm gai xương bả vai có thể gây ra những phiền toái nhất định thậm chí khiến người bệnh bị tổn thương dây thần kinh vùng bả vai vĩnh viễn. Vì vậy, quan trọng nhất chúng ta cần lắng nghe cơ thể, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.