Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sỏi mật là một trong những bệnh lý gan mật thường gặp. Căn bệnh này có thể gây đau bụng, sốt, buồn nôn, nôn,... cho người bệnh. Trong một số trường hợp cơn đau sỏi mật khiến bạn khó chịu, bạn có thể áp dụng ngay một số cách làm giảm con đau sỏi mật được đề cập trong bài viết dưới đây.
Những cơn đau do sỏi mật sẽ gây nên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy nên trước khi kịp thời đến điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa, dưới đây sẽ là một số cách làm giảm cơn đau sỏi mật hiệu quả giúp người bệnh tạm thời cải thiện các triệu chứng đau.
Trước khi tìm hiểu về những cách làm giảm cơn đau sỏi mật, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn một số dấu hiệu của cơn đau sỏi mật, để bạn có thể xác định đúng tình trạng của mình nhé!
Đối với trường hợp sỏi mật xuất hiện triệu chứng đau, cơn đau sỏi mật thường sẽ đau tại vùng hạ sườn bên phải, có thể kèm theo cảm giác buồn nôn và chướng bụng. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến khi có những mảnh vụng hoặc sỏi trong túi mật. Các cơn đau thường xuất hiện sau khi người bệnh ăn quá no hoặc ăn thực phẩm có nhiều dầu mỡ, điều này sẽ làm gián đoạn quá trình tiêu hóa chất béo.
Cơn đau sỏi mật còn có thể khiến bệnh nhân cảm thấy đau bụng dữ dội và dai dẳng, nhưng vẫn tập trung chủ yếu ở vùng hạ sườn phải, có thể lan lên vai, kèm theo sốt cao. Dùng tay ấn vào vùng bụng dưới bên phải thì cơn đau tăng dần. Triệu chứng này thường xảy ra khi sỏi mật đã gây ra các biến chứng như viêm túi mật, viêm đường mật, tắc mật.
Ngoài ra, cơn đau sỏi mật còn có thể xuất hiện với triệu chứng đau âm ỉ ở vùng bụng bên phải, thường xảy ra khi viên sỏi mật đã lớn dần và di chuyển cọ xát vào thành túi mật. Cơn đau có thể kéo dài vài phút hoặc vài giờ nhưng nhẹ, âm ỉ và thường bị nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa. Trong trường hợp đau nhiều có thể đi kèm với sốt cao.
Nếu cơn đau hạ sườn phải của bạn không quá nghiêm trọng, bạn có thể thử các biện pháp khắc phục tại nhà tạm thời sau đây để giảm đau:
Các phương pháp trên chỉ có hiệu quả tạm thời, cơn đau sẽ quay trở lại nếu tình trạng sỏi mật không được điều trị cụ thể. Vậy nên, cách tốt nhất là bạn chỉ nên dùng những cách làm giảm cơn đau sỏi mật tạm thời khi bạn chưa thể đến bệnh viện. Sau đó, bạn cần đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Ngoài những cách giảm đau tạm thời, trong quá trình điều trị sỏi mật, bạn có thể kết hợp với một số cách dưới đây để các cơn đau sỏi mật hạn chế xuất hiện:
Bệnh nhân sỏi mật cần tuân thủ một số vấn đề sau trong sinh hoạt hàng ngày:
Người bị sỏi mật cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, kiêng ăn thực phẩm chứa nhiều cholesterol, nhất là các loại mỡ động vật như bò, lợn, đồ chiên rán, thức ăn nhanh,...
Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn giảm calo, chỉ nên ăn đủ lượng calo mà cơ thể cần hàng ngày để giảm các triệu chứng sỏi mật như khó tiêu, đầy bụng, chướng hơi. Bên cạnh đó, ăn giảm calo cũng góp phần ngăn ngừa nguy cơ làm sỏi tăng kích thước.
Bệnh nhân sỏi mật nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh, hoa quả tươi. Đảm bảo uống đủ nước cũng là một yếu tố quan trọng để hạn chế sự xuất hiện của các cơn đau sỏi mật. Bệnh nhân sỏi mật có thể uống một số loại nước, thuốc nam như nhân trần, atiso,...
Đối với bệnh nhân sỏi mật, thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi diễn tiến của bệnh là rất quan trọng. Bệnh nhân cần tuân thủ theo lịch hẹn tái khám của bác sĩ để đảm bảo điều trị bệnh hiệu quả.
Đối với những người chưa mắc sỏi mật, việc thăm khám sức khỏe định kỳ cũng rất cần thiết bởi một số bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật như rối loạn lipid máu, thừa cân béo phì,... Phát hiện và điều trị bệnh kịp thời để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như phòng ngừa sỏi mật hiệu quả.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về một số cách làm giảm cơn đau sỏi mật hiệu quả mà bạn có thể áp dụng thử
Xem thêm: