Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Kiến thức y khoa

Ngộ độc thịt và những điều cần biết

Ngày 08/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ngộ độc thịt (Botulism) là bệnh gây ra bởi độc tố của Clostridium Botulinum, gây ảnh hưởng đến dây thần kinh ngoại biên. Người bệnh có thể bị nhiễm Botulism mà không gây bệnh nếu nuốt, hít phải độc tố hoặc tiêm.

Các triệu chứng của ngộ độc thịt bao gồm liệt dây thần kinh sọ đối xứng đi kèm yếu hai bên và liệt mềm mà không có rối loạn cảm giác. Để hiểu rõ hơn về ngộ độc thịt thì hãy cùng đọc tiếp phần dưới đây nhé!

Tổng quan về ngộ độc thịt

Vi trùng học

C. botulinum là một nhóm vi khuẩn gram dương, có hình que, sinh bào tử, đây là vi khuẩn kỵ khí bắt buộc không đồng nhất. Chúng thường có mặt tại nhiều nơi và dễ dàng cách ly khỏi bề mặt của các loại trái cây, rau, hải sản, có tồn tại cả trong đất và trầm tích biển ở trên toàn thế giới. Tám loại chủng C. botulinum được phân biệt nhờ vào các đặc tính kháng nguyên độc tố của chúng (một chủng duy nhất hầu như luôn chỉ tạo ra đúng một loại độc tố).

Ngộ độc thịt và những điều cần biết 1
C. botulinum là một nhóm vi khuẩn gram dương, có hình que, sinh bào tử, đây là vi khuẩn kỵ khí

Bào tử của C. botulinum thường có khả năng chịu nhiệt và có thể dễ dàng tồn tại ở mức 100 độ C ở môi trường trong năm giờ đồng hồ hoặc hơn. Tuy nhiên, nếu đun nóng ở mức 120 độ C trong năm phút thì bào tử có thể bị phá hủy. Ở điều kiện môi trường thích hợp, bào tử sẽ bắt đầu nảy mầm và phát triển thành trực khuẩn sinh độc tố. Các thông số môi trường thích hợp này gồm có:

  • Hạn chế tiếp xúc với oxy (môi trường kỵ khí hoặc bán kỵ khí).
  • Môi trường nước có độ chua thấp, độ pH > 4,6.
  • Nhiệt độ môi trường từ 25 - 37 độ C là điều kiện lý tưởng, tuy nhiên, một số chủng vẫn có thể phát triển ở nhiệt độ thấp chỉ khoảng 4 độ C.

Một số chủng (chủng A và B) tạo ra các enzyme phân giải protein làm biến tính và làm hư hỏng thực phẩm mà chúng sinh sống. Còn lại các chủng khác thường không làm thay đổi thực phẩm một cách rõ ràng, vậy nên không thể nghi ngờ sự nhiễm vi khuẩn dựa trên việc thay đổi về hình thức hay mùi vị của thực phẩm.

Sinh lý bệnh

Tám loại độ tố C. botulinum riêng biệt được mô tả gồm từ A đến H. Trong tám loại này thì loại gây bệnh cho người là A, B, E và hiếm khi là F, G, H. Trong khi đó, C và D gây bệnh cho động vật như các loại gia súc, gia cầm.

Loại độc tố C. botulinum H được báo cáo lần đầu vào năm 2014, đây là loại độc tố Botulinum mới đầu tiên được công nhận trong khoảng hơn 4 thập kỷ. Clostridium Butyricum và Clostridium Barati là hai loài Clostridia khác biệt, chúng được biết là đã tạo ra độc tố Botulinum loại E và F. Ngược lại với bào tử thì độc tố là một Polypeptid không bền nhiệt, sẽ rất dễ bị biến tính khi đun nóng trên 80 độ C. Độc tố Polypeptide gồm có một chuỗi nhẹ và nặng với trọng lượng phân tử kết hợp từ 150 - 165 kDa.

Độc tố Botulinum được giải phóng dưới dạng một chuỗi Polypeptide tiền chất đơn lẻ, sau đó nó bị phân cắt bởi Protease vi khuẩn thành một chất độc thần kinh hoạt động hoàn toàn, bao gồm có chuỗi nhẹ 50 kDa và chuỗi nặng 100 kDa. Đến ngày nay, cơ chế hoạt động của chất độc Botulinum chưa được hiểu đầy đủ.

Độc tố Botulinum gây ảnh hưởng tới những khớp thần kinh kích thích. Chúng được chứng minh có thể gây ức chế việc giải phóng nhiều hợp chất như Dopamine, Serotonin, Somatostatin, Noradrenaline, Axit Gamma Aminobutyric. Vì kích thước lớn nên chất độc thần kinh này sẽ khó đi qua hàng rào máu não, tuy vậy đã có nhiều bằng chứng chứng minh nó có khả năng đến hệ thần kinh trung ương thông qua sự lan truyền toàn thân hoặc vận chuyển ngược dòng theo trục.

Độc tố Botulinum là một độc tố vi khuẩn mạnh nhất, trong thí nghiệm ở chuột thì liều tối thiểu gây chết của độc tố này là 0,0003 mcg/kg. Chất độc này không có mùi hay vị, nếu chúng ta ăn phải thì chất độc thường được hấp thụ bởi dạ dày và ruột non. Đặc biệt, chất độc này có thể chống lại sự phân hủy bởi tính axit của dạ dày và các enzyme của con người. Tuy vậy, chúng bị bất hoạt ở trong nước khử trùng với clo chỉ sau 20 phút và trong nước ngọt sau khoảng 3 - 6 ngày.

Ngộ độc thịt và những điều cần biết 2
Độc tố Botulinum là một độc tố vi khuẩn mạnh nhất

Dịch tễ học

Những dạng ngộ độc và nguồn gốc của chúng sẽ được biểu hiện ở một số dạng và được phân biệt theo phương thức tiếp nhận.

Đối với trẻ sơ sinh, trường hợp ngộ độc diễn ra khi nuốt phải C. botulinum bào tử vào đường tiêu hóa và độc tố giải phóng sản xuất trong cơ thể. Ở Hoa Kỳ, đa số những trường hợp ngộ độc là do ăn phải đất hoặc bụi môi trường có chứa bào tử C. botulinum. Có một số trường hợp cổ điển có liên quan tới việc ăn mật ong thô.

Nguồn lây nhiễm độc tố gây ngộ độc thịt

Thực phẩm đóng hộp nhất là thức ăn có độ axit thấp (với độ pH > 4.5) là nguồn nhiễm độc tố phổ biến hàng đầu thông qua đường tiêu hóa. Trong đó, thực phẩm chế biến mang tính chất thương mại có liên quan tới số vụ bùng phát là khoảng 10%. Đồng thời, các loại rau quả (thường không phải là cà chua), trái cây, cá, sữa, thịt lợn, gia cầm và các loại thực phẩm khác cũng có khả năng gây bệnh.

Ngộ độc thịt và những điều cần biết 3
Thực phẩm đóng hộp là nguồn gây nhiễm độc tố phổ biến nhất

Trong các vụ bùng phát dịch gây ra bởi hải sản thì tuýp E gây ra khoảng 50%, phần còn lại là tuýp A và B gây ra. Trong những năm gần đây, các loại thực phẩm đóng hộp đã gây ra những ổ dịch liên quan đến nhà hàng.

Đôi khi độc tố được hấp thụ qua mắt hoặc qua vết thương hở ở trên da. Những trường hợp này thường sẽ gây ra bệnh nghiêm trọng.

Bào tử C. botulinum phổ biến ở trong môi trường, hầu hết những trường hợp nhiễm bệnh ở trẻ sơ sinh là do ăn phải bào tử, nhất là ăn mật ong.

Các bào tử cũng có thể xâm nhập vào cơ thể khi tiêm thuốc với kim tiêm không được vô khuẩn, lúc này vết thương có thể nhiễm độc Botulism. Tiêm heroin đen bị nhiễm bẩn vào cơ hoặc dưới da (da bị kích thích) là nguy cơ cao nhất, nó có thể làm hoại thư sinh hơi như botulism.

Nếu độc tố botulinum xâm nhập vào máu thì sẽ cho kết quả là bị ngộ độc, bất kể chất độc nhiễm theo đường nào.

Triệu chứng ngộ độc thịt

Những triệu chứng ngộ độc thịt bao gồm:

  • Khô miệng;
  • Nói lắp bắp;
  • Khó nuốt;
  • Nhìn mờ hoặc nhìn đôi;
  • Viêm mí mắt.
Ngộ độc thịt và những điều cần biết 4
Người bị ngộ độc thịt có thể gặp triệu chứng nhìn mờ hoặc nhìn đôi, phản xạ ánh sáng kém

Phản xạ ánh sáng cũng bị giảm hoặc có thể mất hoàn toàn. Triệu chứng khó nuốt còn có thể dẫn đến viêm phổi. Các dấu hiệu thần kinh điển hình xuất hiện ở cả hai bên và đối xứng, thường bắt đầu liệt dây thần kinh sọ.

Bệnh nhân không bị rối loạn cảm giác, bị yếu dần từ ngọn chi, thân mình và các cơ hô hấp. Thường thì không bị sốt, mạch vẫn bình thường hoặc chậm trừ khi có nhiễm trùng khác kèm theo. Ngoài ra, táo bón là triệu chứng phổ biến sau khi có liệt cơ trơn thành ruột.

Các biến chứng chính khi nhiễm độc botulism bao gồm:

  • Suy hô hấp do liệt cơ hoành.
  • Viêm phổi bệnh viện và những nhiễm trùng bệnh viện mắc phải khác.

Triệu chứng cụ thể khi ngộ độc thực phẩm

Các dấu hiệu của ngộ độc thường bắt đầu một cách đột ngột, khoảng từ 18 - 36 giờ sau khi ăn phải độc tố dù thời gian ủ bệnh có thể thay đổi từ 4 giờ đến khoảng 8 ngày. Bệnh nhân bị buồn nôn, nôn mửa và đau thắt bụng. Bên cạnh đó thì còn bị tiêu chảy và thường xảy ra trước các triệu chứng thần kinh.

Triệu chứng nhiễm độc qua vết thương

Các triệu chứng thần kinh sẽ xuất hiện giống như trong ngộ độc thực phẩm, tuy nhiên không có các biểu hiệu ở đường tiêu hóa hoặc các bằng chứng liên quan tới thực phẩm. Tiền sử chấn thương hoặc có vết thương châm sâu (nhất là với trường hợp tiêm thuốc bất hợp pháp) trong vòng khoảng 2 tuần trước đó thì có thể gợi ý chẩn đoán.

Đồng thời, cũng cần tìm kiếm kỹ lưỡng những vết nứt trên da và dấu hiệu áp xe da do tự tiêm thuốc phiện bất hợp pháp.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về ngộ độc thịt dành cho bạn tham khảo. Hy vọng qua đó đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh ngộ độc này và có cách phòng tránh cũng như điều trị bệnh tốt hơn. Đừng quên theo dõi Nhà thuốc Long Châu để đọc thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường đại học Võ Trường Toản. Nhiều năm làm việc trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin