Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Vi khuẩn botulinum là gì? Nguồn gốc, triệu chứng và cách phòng ngừa

Ngày 22/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Vi khuẩn Clostridium botulinum sinh ra độc tố botulinum. Đây là một loại chất độc được xếp vào danh mục nguy hiểm, bởi nó có tác dụng cực mạnh, chỉ với một lượng nhỏ (0,03mcg) khi tiêm vào tĩnh mạch có thể gây tử vong cho người có cân nặng 70kg. Vậy vi khuẩn botulinum là gì?

Vi khuẩn botulinum được tìm thấy trong tự nhiên và ở nhiều nơi khác nhau. Tuy nhiên, chúng ít hoặc hiếm khi gây bệnh cho con người. Để tồn tại trong môi trường (kể cả môi trường khắc nghiệt), những con vi khuẩn này thường tạo ra các bào tử. Bào tử của vi khuẩn botulinum không gây bệnh cho người nhưng dưới điều kiện phù hợp chúng sẽ phát triển và sản sinh ra chất độc cực mạnh. Do đó, người bệnh thường có nguy cơ bị nhiễm độc tố botulinum khi sử dụng các thực phẩm đông lạnh, đồ hộp đóng kín không được bảo quản tốt hoặc đồ đóng hộp đã hết hạn sử dụng. Vậy vi khuẩn botulinum là gì? Bạn đọc hãy tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Vi khuẩn botulinum là gì?

Vi khuẩn botulinum có tên đầy đủ là Clostridium botulinum (C.botulinum) sinh ra chất độc botulinum, đây là một loại vi khuẩn gram dương, sống kỵ khí, chúng có dạng hình que, hai đầu tròn, xung quanh thân được bao phủ bởi lớp lông và có khả năng di chuyển.

Trong môi trường khắc nghiệt, vi khuẩn botulinum có khả năng biến dạng thành nha bào vô cùng chắc chắn để tồn tại. Vì vậy, vi khuẩn botulinum được phân bố rộng rãi trong tự nhiên, người ta có thể tìm thấy chúng ngay trong đất vườn, phân của động vật hoặc phân đã ủ lâu ngày, nơi có nhiều bụi bẩn, nước ao, hồ, sông, suối hay trong ruột của gia súc, đặc biệt C.botulinum phát triển nhanh và mạnh trong các thực phẩm ôi thiu, thịt đóng hộp để lâu ngày hoặc không được bảo quản tốt.

Nhiều người thắc mắc: Vi khuẩn botulinum là gì? Chúng thường sống ở đâu? Hoạt động như thế nào? Các nhà khoa học và nghiên cứu cho biết vi khuẩn botulinum là một vi khuẩn kỵ khí, vì thế chúng không thể hoạt động và phát triển trong môi trường có đủ oxy và thông gió tốt. Đồng thời, loài vi khuẩn này cũng không có khả năng phát triển trong môi trường chua (pH < 4,6) hoặc mặn (nồng độ của muối ăn là trên 5%).

Khi thực phẩm đóng hộp được sản xuất trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, khả năng bị lẫn một số bào tử của vi khuẩn C.botulinum là rất lớn. Khi đó, trong môi trường kín không có khí oxy đồng thời thực phẩm không đủ độ chua hay mặn thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động, phát triển, sinh nở của vi khuẩn botulinum và tiết ra các độc tố gây nguy hiểm cho con người nếu sử dụng những loại thực phẩm này.

Phần lớn các trường hợp ngộ độc thực phẩm đều xuất phát từ nguyên nhân này. Trước đây, đa số các ca ngộ độc đều là do thịt hộp, tuy nhiên một số thực phẩm được ủ chua hoặc ướp muối khác như rau, củ, quả, hải sản, thịt… nếu được sản xuất trong môi trường không hợp vệ sinh hoặc bảo quản không đúng quy trình thì đều có thể gây ra độc tố botulinum.

Tình trạng này thường hay xảy ra nhất là các hộ gia đình, xưởng sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ không có giấy tờ chứng minh an toàn vệ sinh hoặc không có kiểm soát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm. Xu hướng bị ngộ độc thực phẩm cũng tăng cao do con người sử dụng túi hút khí chứa đựng thực phẩm, đun không kỹ trước khi ăn, ăn thực phẩm sống, thực phẩm ôi thiu hay dùng tủ lạnh không đúng cách.

Vi khuẩn botulinum là gì? Nguồn gốc, triệu chứng và cách phòng ngừa 1
Vi khuẩn botulinum là gì?

Tác hại của vi khuẩn botulinum đối với con người

Bạn đã biết vi khuẩn botulinum là gì? Vậy độc tố của vi khuẩn C.botulinum có tác động như thế nào đối với con người? Độc tố do vi khuẩn botulinum là một loại độc tố thần kinh - neurotoxin, có bản chất là một chuỗi các phân tử lượng polypeptide.

Độc tố do vi khuẩn botulinum tiết ra bao gồm 7 loại, được ký hiệu theo chữ cái từ A đến G. Trong số đó, độc tố loại A và B là loại phổ biến nhất, sau đó đến loại E và F, cuối cùng là những loại còn lại khá hiếm gặp. Theo các chuyên gia nghiên cứu, độc tố do vi khuẩn botulinum tiết ra cực mạnh, có tỷ lệ tử vong lớn.

Người bị nhiễm độc tố botulinum thường có biểu hiện ngộ độc thực phẩm. Tất cả những loại thực phẩm không được bảo quản tốt đều có nguy cơ bị lây nhiễm loại độc tố này và gây ra ngộ độc cho người sử dụng.

Nguồn gây bệnh thường gặp ở các loại thức ăn đóng hộp có nồng độ acid thấp như thịt, cá, đậu đóng hộp… Độc tố botulinum cũng có thể xuất hiện trong sữa bột hoặc mật ong chứa nha bào của vi khuẩn C.botulinum và gây ra ngộ độc cho trẻ dưới 1 tuổi nếu sử dụng chúng. Ngoài ra, vi khuẩn botulinum cũng có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương, trường hợp này thường gặp ở những người sử dụng ma túy qua đường tiêm chích.

Vi khuẩn botulinum là gì? Nguồn gốc, triệu chứng và cách phòng ngừa 2
Thức ăn đóng hộp không được bảo quản tốt có thể nhiễm độc tố vi khuẩn botulinum

Triệu chứng khi nhiễm độc tố của vi khuẩn botulinum

Độc tố của vi khuẩn botulinum thường có trong thức ăn, sau khi chúng theo thức ăn vào đường tiêu hóa, acid dịch vị và các men tiêu hóa không thể phá hủy chúng. Do đó, độc tố này sẽ được hấp thu ở tá tràng và hỗng tràng, đi vào máu và theo đó xâm nhập vào các tế bào thần kinh. Độc tố botulinum có khả năng ngăn chặn sự giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh (acetylcholine) tại các đầu mút thần kinh của tiền synap làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của các xung động thần kinh, khiến chúng bị ngưng trệ và gây ra các triệu chứng của liệt vận động.

Các triệu chứng ngộ độc botulinum thường bộc phát sau 12 đến 36 giờ kể từ khi ăn thực phẩm chứa độc tố của vi khuẩn botulinum, một vài trường hợp có thể xuất hiện muộn sau 1 tuần sau khi ăn:

  • Trên hệ tiêu hóa: Người bệnh có các triệu chứng như buồn nôn hoặc nôn, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng kéo dài, liệt ruột cơ năng và bị táo bón.
  • Trên hệ thần kinh: Người bệnh gặp tình trạng liệt đối xứng hai bên, liệt thường bắt đầu từ vùng mặt xuống cổ và lan xuống tận chân. Liệt có kèm theo các triệu chứng khác như nhìn mờ, nhìn đôi, sụp mí, đau cổ họng, khàn tiếng, khô miệng, khó nói, khó nuốt.
  • Rối loạn phản xạ, phản xạ gân xương kém, có thể mất phản xạ hoặc rối loạn cảm giác nếu bị ngộ độc nặng.
  • Trường hợp nặng bệnh thường tiến triển nhanh chóng khiến người bệnh gặp tình trạng suy hô hấp, ngừng thở và dẫn đến tử vong.
Vi khuẩn botulinum là gì? Nguồn gốc, triệu chứng và cách phòng ngừa 3
Độc tố của vi khuẩn botulinum gây ra triệu chứng trên hệ tiêu hóa, thần kinh, phản xạ

Độc tố của vi khuẩn botulinum mang tính chất nguy hiểm, do đó cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay lập tức nếu có các triệu chứng của bệnh để được chữa và điều trị kịp thời, tránh bệnh tình tiến triển nặng hơn và gây ra những biến chứng xấu cho người bệnh.

Cách phòng ngừa ngộ độc do độc tố của vi khuẩn C.botulinum

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn botulinum gây ra, cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Không ăn những thực phẩm đóng hộp không rõ nguồn gốc xuất xứ, tránh các thực phẩm ôi thiu, đồ ăn không được bảo quản đóng cách, đồ đã quá hạn sử dụng.
  • Nếu có các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm cần đến cơ sở y tế để thực hiện kiểm tra và điều trị.
  • Lựa chọn những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi.
  • Xử lý tốt các vết thương ngoài da có nguy cơ nhiễm độc tố.
Vi khuẩn botulinum là gì? Nguồn gốc, triệu chứng và cách phòng ngừa 4
Rửa tay sạch khi tiếp xúc với thực phẩm sống, trước khi ăn để tránh nhiễm độc tố

Độc tố do vi khuẩn botulinum tiết ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người thậm chí là gây tử vong. Do đó, cần thận trọng trong việc sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.

Trên đây là những thông tin về bài viết “Vi khuẩn botulinum là gì? Nguồn gốc, triệu chứng và cách phòng ngừa” mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ cho bạn. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt trong hành trình chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Đừng quên theo dõi những bài viết mới nhất về sức khỏe do Nhà thuốc Long Châu chia sẻ.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin