Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngôi thai thuận sẽ hỗ trợ cho quá trình vượt cạn của chị em phụ nữ diễn ra dễ dàng, thuận lợi và đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con. Thông thường, từ tuần thai thứ 32 trở đi, thai nhi đã bắt đầu hành trình quay đầu chúc xuống phía dưới âm hộ và mông của thai nhi sẽ hướng về phái ngực mẹ. Vậy dấu hiệu nhận biết ngôi thai thuận tuần 32 là gì? Mẹ bầu cần lưu ý những gì để giúp cho thai nhi quay đầu đúng vị trí?
Ngôi thai chính là sự hiện diện của thai nhi trước khung chậu của bà bầu. Từ đó, ngôi thai sẽ lọt qua và tiến đến quá trình chuyển dạ cũng như sinh con. Ngôi thai thuận từ tuần thai thứ 32 chính là điều kiện lý tưởng nhất để giúp cho người mẹ sinh đẻ dễ dàng hơn. Vậy dấu hiệu nhận biết ngôi thai tuần 32 là gì? Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.
Ngôi thai thuận (ngôi thai đầu) là một thuật ngữ khoa học để chỉ tư thế của thai nhi so với tử cung của thai phụ. Trong quá trình chuyển dạ, trước tiên thì phần ngôi thai sẽ tiến triển và lọt ra ngoài. Thông thường, trong giai đoạn đầu của thai kỳ (dưới 28 tuần) thì ngôi thai thường không cố định và được gọi là ngôi thai di động. Theo thời gian, khi bào thai càng lớn thì ngôi thai sẽ có xu hướng điều chỉnh tốt hơn để giúp em bé chào đời một cách thuận lợi.
Ngôi thai thuận là khi thai nhi nằm ở tư thế đầu chúc xuống âm hộ, mặt hướng về phía lưng, gáy hướng về phía bụng và mông hướng về phía ngực của người mẹ. Ngôi thai thuận sẽ giúp quá trình chuyển dạ của mẹ diễn ra thuận lợi và an toàn. Lúc này, thai nhi sẽ di chuyển dễ dàng qua khung chậu của mẹ.
Ngôi thai thuận sẽ bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, thời gian chuyển ngôi thuận của mỗi thai nhi là khác nhau. Thông thường, khi thai được từ 32 - 35 tuần thì ngôi thai sẽ chuyển dần về tư thế thuận. Đối với những phụ nữ mang thai lần thứ 2 thì thời điểm ngôi thai thuận có thể diễn ra muộn hơn (khoảng tuần thứ 36 - 37 của thai kỳ). Vậy dấu hiệu nhận biết ngôi thai thuận tuần 32 là gì?
Ngôi thai thuận hay chưa sẽ quyết định rất lớn đến hình thức sinh đẻ của mẹ bầu. Vì thế, các thai phụ thường lo lắng đến vấn đề rằng thai nhi tuần 32 đã quay đầu hay chưa? Dưới đây là những dấu hiệu giúp nhận biết ngôi thai thuận tuần 32 mà mẹ bầu nên biết, cụ thể như sau:
Bên cạnh phương pháp siêu âm thai, bà bầu cũng có thể thông qua cử động của thai nhi trong bụng và vị trí máy để dự đoán vị trí của ngôi thai cũng như xác định xem ngôi thai đã thuận hay chưa.
Bà bầu có thể cảm nhận cử động của thai nhi thông qua việc bé đạp ở phần bụng trên hay bụng dưới là có thể dự đoán được ngôi thai. Nếu bé đạp ở phần bụng trên thì chứng tỏ con yêu đã có thể xoay đúng vị trí và là ngôi thuận. Ngược lại, nếu bé yêu vẫn đạp ở bụng dưới thì có nghĩa là thai vẫn chưa xoay thuận.
Phương pháp này sẽ giúp cho bà bầu dự đoán được thai nhi đã xoay chuyển hay chưa. Để thực hiện, thai phụ cần nằm xuống rồi nhờ người thân làm theo hướng dẫn dưới đây:
Ở tuần thai thứ 32, mẹ bầu hoàn toàn có thể biết chính xác được thai nhi đã xoay chuyển đầu hay chưa nhờ vào kỹ thuật siêu âm thai. Tuần thai thứ 32 cũng được xem là mốc khám thai quan trọng trong thai kỳ để giúp bác sĩ có thể đánh giá về tình trạng sức khoẻ của mẹ và thai nhi một cách chính xác, phát hiện ra các dị tật bẩm sinh muộn của thai cũng như tình trạng nhau thai, lượng nước ối của mẹ bầu…
Đến đây chắc hẳn bạn đọc đã biết được các dấu hiệu nhận biết ngôi thai thuận tuần 32. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần lưu ý đến một số vấn đề sau để thai nhi có thể quy đầu đúng vị trí, giúp cho quá trình vượt cạn suôn sẻ và thành công, cụ thể như sau:
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp các mẹ bầu nắm được các dấu hiệu nhận biết ngôi thai thuận tuần 32 là gì. Đồng thời, mẹ bầu cũng nên lưu ý đến một số vấn đề như tư thế ngồi, tư thế nằm, chế độ vận động và khám thai định kỳ để giúp cho thai nhi quay đầu đúng vị trí cũng như theo dõi sức khỏe thai kỳ một cách tốt nhất. Mong rằng tất cả các thai phụ đều có quá trình mang thai và sinh đẻ khoẻ mạnh, an toàn và thuận lợi.
Xem thêm: Ngôi thai ngược: Hiểu rõ về tình trạng và cách xử lý an toàn
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.