Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Ngủ li bì: Hội chứng rối loạn giấc ngủ cần điều trị sớm

Ngày 26/02/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hội chứng ngủ li bì có thể khiến bạn luôn cảm thấy buồn ngủ trong suốt 1 ngày trong khi bạn không hề bị thiếu ngủ. Đây là một loại rối loạn giấc ngủ thường gặp mà bạn cần chú ý nhận biết triệu chứng để tiến hành điều trị sớm, tránh làm ảnh hưởng đến công việc, học tập, cuộc sống hàng ngày của bạn.

Nếu bạn luôn cảm thấy buồn ngủ, ngủ thường xuyên hoặc ngủ li bì không muốn dậy khiến hiệu suất công việc giảm, sự an toàn khi tham gia giao thông bị đe dọa,… thì có thể bạn đang mắc hội chứng ngủ li bì rồi đấy. Hội chứng này tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây nhiều bất tiện trong đời sống của người bệnh.

Thế nào là hội chứng ngủ li bì?

Thông thường khi bạn đã ngủ đủ giấc thì sẽ không còn cảm thấy buồn ngủ nữa, cơ thể cũng không mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy. Tuy nhiên người mắc hội chứng ngủ li bì có thể luôn cảm thấy buồn ngủ ngay cả khi đã ngủ đủ giấc vào đêm hôm trước, ngủ nhiều hơn số giờ được khuyến nghị theo độ tuổi tương ứng.

Hội chứng ngủ li bì là một trong những tình trạng rối loạn giấc ngủ ngược lại với mất ngủ. Hội chứng này có thể khiến việc học tập, làm việc hoặc thực hiện những hoạt động sống hàng ngày như lái xe, điều khiển thiết bị máy móc,… trở nên khó khăn hơn, thậm chí tăng khả năng gây nguy hiểm cho bản thân và mọi người xung quanh.

Ngủ li bì: Hội chứng rối loạn giấc ngủ cần điều trị sớm 1
Ngủ li bì tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng gây nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày

Hội chứng ngủ li bì khá tương tự với dạng rối loạn giấc ngủ khác là chứng ngủ rũ bởi cả 2 đều gây nên những cơn buồn ngủ quá mức. Tuy nhiên người mắc phải chứng ngủ rũ sẽ thường thấy các cơn buồn ngủ kéo đến một cách đột ngột còn với hội chứng ngủ li bì thì cơn buồn ngủ lại có xu hướng ngày một nhiều hơn.

Các dấu hiệu của người mắc hội chứng ngủ li bì thường bắt đầu từ người trong độ tuổi 17 – 24 tuổi. Theo một bài báo trên tạp chí khoa học nổi tiếng cho thấy độ tuổi khởi phát trung bình là 21.8 tuổi – độ tuổi khá trẻ nhưng thường có thói quen sinh hoạt kém lành mạnh và thiếu khoa học.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng ngủ li bì

Triệu chứng chính của hội chứng ngủ li bì là tình trạng người bệnh ngủ mê man hoặc thường xuyên, luôn luôn cảm thấy buồn ngủ dù đã ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng vào đêm hôm trước. Cơn buồn ngủ do hội chứng ngủ li bì loại trừ các trường hợp do tác dụng phụ của một số loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng.

Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết, phân biệt mình có mắc hội chứng ngủ li bì không là:

  • Gặp khó khăn với việc thức dậy mỗi sáng;
  • Ngủ nhiều lần trong ngày;
  • Liên tục cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán nản;
  • Thường ngủ vào những thời điểm không cố định;
  • Luôn cảm thấy tinh thần không tỉnh táo, bực bội và cáu gắt khi phải thức dậy;
  • Ngủ nhiều hơn 9 tiếng mỗi ngày nhưng vẫn cảm thấy ngủ chưa đủ;
  • Chợp mắt khi cơn buồn ngủ kéo đến nhưng ngủ dậy không thấy thoải mái hơn.

Cáu dấu hiệu của hội chứng ngủ li bì ở mỗi người là khác nhau, mức độ cũng khác nhau nhưng đa phần chỉ kéo dài dưới 1 tháng nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến 3 tháng hoặc thậm chí lâu hơn.

Ngủ li bì: Hội chứng rối loạn giấc ngủ cần điều trị sớm 2
Luôn có cảm giác buồn ngủ là một trong những dấu hiệu của hội chứng ngủ li bì

Nguyên nhân dẫn đến chứng ngủ li bì

Ngủ nhiều cảnh báo bệnh gì? Hội chứng ngủ li bì khiến người bệnh ngủ nhiều do sự gia tăng các chất gây buồn ngủ trong cơ thể, cụ thể là não bộ. Một nguyên nhân khác gây nên hội chứng này là sự gia tăng các chất dẫn truyền có liên quan đến giấc ngủ đối với não bộ.

Không chỉ vậy, một số trường hợp mắc hội chứng ngủ li bì còn có liên quan đến các chất dẫn truyền trong não khi tương tác với axit y-aminobutyric, đây là một chất có tác dụng thúc đẩy giấc ngủ của bạn. Một vài yếu tố cũng tác động đến nguy cơ mắc hội chứng ngủ li bì là:

  • Căng thẳng, stress thời gian dài;
  • Bệnh nhân từng nhiễm virus;
  • Uống quá nhiều bia rượu;
  • Từng có tiền sử chấn thương vùng đầu;
  • Có thành viên trong gia đình mắc hội chứng ngủ li bì;
  • Người có tiền sử mắc bệnh trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện, rối loạn lưỡng cực,…

Ngoài những nguyên nhân trên thì một số trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng ngủ li bì được chẩn đoán không rõ lý do hay còn gọi là chứng ngủ li bì nguyên phát, thường xuất hiện với tỷ lệ khoảng 0.01 – 0.02% dân số.

Ngủ li bì: Hội chứng rối loạn giấc ngủ cần điều trị sớm 3
Stress thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc chứng ngủ li bì

Phương án điều trị chứng ngủ li bì

Khi được chẩn đoán mắc chứng ngủ li bì bạn sẽ được bác sĩ kê toa thuốc tùy theo nguyên nhân gây bệnh giúp kiểm soát tốt hơn con buồn ngủ, thường là các loại thuốc như amphetamine, methylphenidate, modafinil,… Tuy nhiên các loại thuốc này chỉ được phép sử dụng với sự đồng ý của bác sĩ, bất cứ trường hợp nào cũng không nên tự ý mua và sử dụng. Một số loại thuốc khác cũng được sử dụng để điều trị chứng ngủ li bì là:

  • Thuốc clonidine;
  • Thuốc levodopa;
  • Thuốc bromocriptine;
  • Thuốc chống trầm cảm;
  • Thuốc có chứa chất ức chế monoamin oxydase (MAOI).

Bên cạnh việc điều trị ngủ li bì bằng thuốc bác sĩ cũng khuyến khích người bệnh nên thay đổi thói quen ngủ hàng ngày để góp phần cải thiện tình trạng bệnh, giảm tần suất buồn ngủ trong ngày.

  • Hạn chế thức uống có cồn dù ít hoặc nhiều.
  • Tránh xa các chất kích thích như cà phê, trà đặc, nicotin có trong thuốc lá,… vào giờ ngủ hoặc giờ nghỉ trưa, sau khi ăn.
  • Nên hạn chế các thực phẩm làm tăng nguy cơ ợ nóng hoặc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như các thực phẩm giàu chất béo, thức ăn chiên rán, nhiều gia vị tạo độ cay nóng, trái cây có múi và đồ uống có ga.
  • Tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng tự nhiên, ánh nắng mặt trời vào ban ngày và hãy luôn dọn dẹp phòng thường xuyên, giữ phòng sạch sẽ và tránh ánh sáng không cần thiết vào ban đêm.
  • Thiết lập một thói quen trước khi đi ngủ như uống sữa nóng, tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc,… sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.
  • Thay đổi môi trường ngủ thoải mái hơn, sử dụng vỏ gối, ga giường,… bằng chất liệu cotton thấm hút tốt và mềm mại để luôn có cảm giác thư thái khi ngủ, giữ nhiệt độ phòng khoảng 20 độ C và không nên lạnh quá hoặc nóng quá, tránh ánh sáng không cần thiết từ máy tính, điện thoại,… và tốt nhất không sử dụng thiết bị điện tử tối thiểu 1 giờ trước khi đi ngủ.
Ngủ li bì: Hội chứng rối loạn giấc ngủ cần điều trị sớm 4
Không gian ngủ thoải mái giúp bạn có giấc ngủ ngon và lành mạnh hơn

Chứng ngủ li bì không gây hại đến tính mạng người bệnh nhưng lại tác động xấu đến đời sống hàng ngày, công việc, học tập,… nên bạn cần đến gặp bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài và bắt đầu có những ảnh hưởng tiêu cực. Một số trường hợp ngủ li bì có liên quan đến bệnh lý nên bạn không nên chủ quan với hội chứng này.

Xem thêm: Ngủ sâu là gì? Vai trò của giấc ngủ sâu đối với sức khỏe

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm