Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bị ngứa hậu môn bôi thuốc gì để làm giảm triệu chứng hiệu quả? Việc điều trị ngứa hậu môn còn phải phụ thuộc vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Để tìm hiểu rõ hơn, mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Ngứa hậu môn tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm, nhưng lại gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Triệu chứng ngứa có thể chỉ thoáng qua và sẽ biến mất ngay nhưng đôi khi lại là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý nào đó. Vì vậy để an tâm hơn, hãy tìm đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời khi có các triệu chứng bất thường.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng thuốc bôi để giảm bớt tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Vậy bị ngứa hậu môn bôi thuốc gì hiệu quả? Cùng tham khảo bài chia sẻ dưới đây nhé!
Ngứa hậu môn là tình trạng xảy ra khi vùng da xung quanh hoặc ống hậu môn hoặc các bộ phận sinh dục gần hậu môn bị kích ứng, dẫn đến viêm nhiễm và cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường khá đa dạng, tùy vào mức độ viêm nhiễm sẽ có cường độ ngứa khác nhau.
Khi hậu môn tiếp xúc với hơi ẩm hoặc bị tổn thương do các tác động vật lý như cọ xát hoặc gãi, mức độ viêm nhiễm và cường độ ngứa cũng sẽ tăng lên. Thậm chí cơn ngứa có thể đi kèm đau nhức, tụ mủ, chảy dịch, thậm chí là chảy máu với những trường hợp viêm nặng.
Thông thường, thời gian mà triệu chứng này kéo dài có thể khác nhau tùy theo từng người. Một số trường hợp, triệu chứng ngứa có thể tự giảm đi và biến mất sau một thời gian mà không cần phải điều trị.
Tuy nhiên, nếu ngứa hậu môn là do các vấn đề như trĩ, nứt kẽ hậu môn, khối u ở hậu môn hoặc sa trực tràng... thì cần được điều trị sớm và dùng thuốc bôi khi ngứa hậu môn. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như áp xe, nhiễm trùng hoặc tổn thương niêm mạc.
Để giảm ngứa hậu môn, việc sử dụng thuốc bôi là cách để cải thiện các triệu chứng khó chịu nhanh chóng, hiệu quả và tiện lợi nhất. Vậy ngứa hậu môn bôi thuốc gì? Tùy vào nguyên nhân và mức độ triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc bôi phổ biến như:
Loại kem bôi này có chứa hoạt tính chống viêm tạp chỗ, thường được chỉ định khi với trường hợp ngứa kích ứng ở hậu môn. Tuy nhiên, loại thuốc này lại chống chỉ định với trẻ em dưới 10 tuổi và không sử dụng với trường hợp viêm da do nấm, vi khuẩn hay virus. Đồng thời, tuyệt đối không bôi thuốc lên mặt, vùng da bị lở loét hoặc nhiễm trùng.
Với những trường hợp ngứa hậu môn, có thể bôi kem mỏng khoảng 3 - 4 lần/ngày và sử dụng tối đa 1 tuần/đợt điều trị. Mặc dù là thuốc bôi nhưng Hydrocortisone 1% vẫn gây ra một số tác dụng phụ như phát ban trên da, phản ứng dị ứng.
Với các trường hợp bệnh trĩ bị ngứa hậu môn, thuốc Titanoreine thường sẽ được chỉ định. Với thành phần chính gồm kẽm oxide, titanium dioxide, caraghénates và lidocaine. Loại thuốc này có tác dụng cải thiện triệu chứng ngứa rát và đau nhức hậu môn. Đồng thời, giúp làm co tạm thời mô trĩ và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.
Liều dùng được khuyến cáo là 2 lần/ngày vào sáng và tối. Tốt nhất nên sử dụng ngay sau khi tắm và đi đại tiện. Tuyệt đối không dùng thuốc bôi quá 4 lần/ngày.
Đối với những trường hợp viêm nặng khiến cơn ngứa xuất hiện liên tục, bác sĩ thường sẽ chỉ định thuốc gentrisone. Với thành phần gồm betamethason dipropionat, gentamicin và clotrimazol, thuốc có tác dụng giảm ngứa với trường hợp ngứa hậu môn do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm candida hay viêm da dị ứng.
Liều lượng sử dụng thuốc bôi khoảng 2 lần/ngày vào sáng và tối trong khoảng 1 - 2 tuần. Nếu sử dụng không đúng chỉ định có thể gây tác dụng phụ, khiến da bị bào mỏng, teo da.
Loại thuốc này thường được chỉ định với trường hợp ngứa hậu môn do bệnh trĩ. Thuốc có 2 thành phần chính là propylparaben và methylparaben, có tác dụng giảm ngứa, sưng đau ở vùng hậu môn. Đồng thời, hỗ trợ làm co giãn mạch máu và hạn chế trình trạng sa búi trĩ.
Tuy nhiên, loại thuốc này không phù hợp với trẻ dưới 12 tuổi, người bị cao huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường và người có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc. Liều dùng khoảng 4 lần/ngày vào buổi sáng, trước và sau khi đi ngủ, khi đi đại tiện. Thời gian dùng không quá 7 ngày.
Ngoài việc bị ngứa hậu môn bôi thuốc gì thì trong quá trình sử dụng thuốc bôi giảm ngứa hậu môn, bạn cần phải tuân thủ một số vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả như:
Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa tình trạng ngứa hậu môn như:
Trên đây là những thông tin chia sẻ giải đáp cho thắc mắc ngứa hậu môn bôi thuốc gì. Các loại thuốc bôi giảm ngứa hậu môn mang lại hiệu quả nhanh trong việc làm giảm triệu chứng và khá tiện lợi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tránh các rủi ro phát sinh, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.