Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh nhân suy thận thường rất quan tâm đến những vấn đề liên quan đến chế độ ăn uống hàng ngày. Trong đó, câu hỏi suy thận có ăn được trứng không cũng được thắc mắc rất nhiều. Hiểu rõ được loại thực phẩm này có lợi hay có hại cho bệnh suy thận sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Bệnh suy thận là một căn bệnh nguy hiểm và ảnh hưởng tới 10% dân số thế giới. Đối với bệnh nhân suy thận, chế độ ăn ít protein được khuyến nghị để trì hoãn sự tiến triển của suy thận. Vì vậy, người bệnh suy thận có ăn được trứng không luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bài viết này sẽ chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực liên quan đến thực phẩm này.
Đối với bệnh nhân suy thận, đặc biệt là suy thận mãn tính (CKD), chế độ ăn ít protein 0,6 - 0,8 g/kg trọng lượng cơ thể được khuyến nghị để trì hoãn sự tiến triển của suy thận ở bệnh nhân không bị đái tháo đường.
Tuy nhiên, với các bệnh nhân mắc suy thận giai đoạn cuối, nhu cầu protein lại cao hơn để đảm bảo cân bằng nitơ trung tính. Đối với những bệnh nhân ở giai đoạn này, protein có giá trị dinh dưỡng cao (HBV) từ động vật được ưu tiên hơn các protein có giá trị sinh học thấp có nguồn gốc từ thực vật, vì HBV cung cấp các axit amin thiết yếu. Khuyến cáo rằng 50% lượng protein trong khẩu phần ăn phải là protein HBV.
Trước khi kết luận được suy thận có ăn được trứng không, hãy cùng điểm qua những mặt lợi và hại của trứng đối với bệnh nhân suy thận.
Trứng có rất nhiều lợi ích và có thể có lợi cho thận vì các chất dinh dưỡng thiết yếu có trong trứng dưới đây:
Trứng rất giàu cholesterol HDL, còn được gọi là cholesterol tốt. Cholesterol HDL sẽ giúp cơ thể loại bỏ cholesterol xấu (LDL) có thể hình thành mảng bám trong động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch. Do đó, những bệnh nhân suy thận bị tăng cholesterol nên bổ sung trứng vào chế độ ăn uống của họ.
Trứng cũng là nguồn giàu chất chống oxy hóa như zeaxanthin và lutein, có thể đóng vai trò bảo vệ tế bào thận khỏi tổn thương do stress oxy hóa.
Trứng cũng chứa các chất chống viêm như phospholipid, được biết là có tác dụng giảm viêm trong cơ thể. Giảm viêm trong cơ thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe không chỉ đối với các bệnh về thận mà còn giúp giảm nguy cơ mắc bất kỳ bệnh tim mạch.
Phospholipid trong trứng cũng có thể cải thiện quá trình phân hủy chất béo trong chế độ ăn uống. Đối với những bệnh nhân thận muốn giảm viêm, việc thêm trứng vào chế độ ăn uống của họ có thể mang đến nhiều lợi ích.
Đồng thời, trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào, loại thực phẩm này còn chứa nhiều leucine - một loại axit amin thiết yếu có khả năng tổng hợp protein cơ bắp, duy trì sức khỏe bình thường cho cơ thể. Đặc biệt đối khi tuổi càng cao thì bạn thì càng khó duy trì mức khối lượng cơ bắp như trước. Vì vậy, trong trường hợp đó, việc tiêu thụ protein phải ở mức tối ưu để giảm thiểu tình trạng lãng phí cơ bắp.
Trứng là một nguồn bổ sung hàm lượng protein dồi dào và chất lượng cao. Trong khi bệnh nhân bị suy thận cần bổ sung một lượng protein cần thiết để duy trì sức khỏe tổng thể, đồng thời sửa chữa tế bào và phát triển cơ bắp.
Tuy nhiên, lòng đỏ trứng là nguồn cung cấp cả phốt pho và tiền chất trimethylamine N-oxide, choline, cả hai đều có thể có tác dụng có hại cho bệnh suy thận mạn.
Lòng đỏ trứng cũng là nguồn cung cấp cholesterol dồi dào. Mà người bệnh suy thận đã đến giai đoạn phải chạy thận sẽ cần giảm lượng cholesterol trong chế độ ăn uống để kiểm soát rối loạn lipid máu.
Trong một số trường hợp, những người mắc bệnh suy thận có thể cần phải thực hiện chế độ ăn ít protein. Nhưng không phải bệnh nhân suy thận nào cũng bắt buộc phải làm điều đó. Do đó, tùy thuộc vào tình trạng suy thận của bạn, bạn có thể làm việc với bác sĩ để đưa trứng vào chế độ ăn uống của mình.
Vậy bệnh nhân bị suy thận có ăn được trứng không? Theo chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân bị suy thận có thể ăn được trứng. Tuy nhiên, để tránh làm tăng mức độ tổn thương thận, người bệnh cần hạn chế ăn quá nhiều lỏng đỏ trứng, bởi vì tác động có hại của trứng đến thận đều là từ lòng đỏ trứng.
Có một số lưu ý khi sử dụng trứng cho người bệnh suy thận như sau:
Mặc dù trứng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và bổ sung nhiều dinh dưỡng cho thận, nhưng để đưa trứng vào thực đơn 7 ngày cho người suy thận sẽ cần phải có sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Những thông tin trong bài viết trên giúp bạn giải đáp suy thận có ăn được trứng không. Qua đó cho thấy, bệnh nhân suy thận có thể ăn trứng để cung cấp những thành phần dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, cần tiêu thụ trứng một cách khoa học để đảm bảo cho quá trình điều trị bệnh suy thận, tránh ăn quá nhiều, nên cắt giảm lượng muối để bảo vệ thận.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.