Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chỉ số HDL cholesterol thấp ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Ngày 23/09/2022
Kích thước chữ

Chỉ số HDL cholesterol là cholesterol tốt càng cao thì càng tốt cho cơ thể. Vậy chỉ số HDL cholesterol thấp có phải là dấu hiệu sức khỏe đang gặp vấn đề?

Sau khi nhận được kết quả chỉ số HDL cholesterol dưới mức giới hạn bình thường, nhiều người tỏ ra lo lắng, nhưng chưa thực sự hiểu rõ về những nguy cơ sức khỏe mà mình gặp phải. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin về HDL cholesterol là gì và chỉ số HDL cholesterol thấp có thể gây hại cho sức khỏe của bạn như thế nào.

Chỉ số HDL cholesterol có ý nghĩa gì?

Cholesterol là một phần của màng tế bào, có chức năng chống oxy hóa trong não, chịu trách nhiệm tổng hợp axit mật, và được sử dụng để sản xuất estrogen, progesterone và testosterone. 

Cholesterol bao gồm cholesterol LDL và cholesterol HDL. Trong đó:

  • LDL cholesterol được coi là cholesterol "xấu" vì khi cholesterol được vận chuyển khắp cơ thể, nó có thể gây ra chất béo tích tụ trong thành động mạch và gây ra rối loạn lipid máu, do đó hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
  • HDL cholesterol là cholesterol "tốt", có công việc là loại bỏ cholesterol khỏi máu và sau đó đưa trở lại gan để ngăn chặn nó xâm nhập vào thành động mạch. Nói cách khác, HDL cholesterol chống lại tác động của LDL cholesterol.
Cholesterol bao gồm cholesterol LDL và cholesterol HDL Cholesterol bao gồm cholesterol LDL và cholesterol HDL

Phải thường xuyên kiểm tra nồng độ cholesterol trong máu, vì chúng giúp xác định lượng mỡ trong máu, đồng thời đánh giá nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch hoặc tắc nghẽn động mạch do tích tụ mảng bám, v.v. 

Nói chung, bệnh nhân được kiểm tra HDL cholesterol vào buổi sáng sau khi nhịn ăn để có kết quả chính xác nhất. Nếu HDL của bạn trên 40 mg mỗi 1 dL thì bạn có thể yên tâm vì đó là chỉ số bình thường cho thấy cơ thể bạn khỏe mạnh và nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp.

Chỉ số HDL cholesterol thấp gây ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?

Nếu chỉ số HDL cholesterol thấp đồng nghĩa với việc mỡ máu cao, dễ hình thành mảng bám trong động mạch và gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe, điển hình nhất là các bệnh về tim mạch. 

Đặc biệt, có một số vấn đề về tim mạch thường xảy ra khi HDL quá thấp:

Chỉ số HDL cholesterol thấp là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch Chỉ số HDL cholesterol thấp cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Trên thực tế, các bác sĩ thường chỉ định lượng cholesterol toàn phần để đánh giá chính xác sức khỏe của bạn. Chỉ số 3,6 đến 5,2 mmol/l thường được coi là bình thường và tốt hơn là dưới 4 mmol/l. Tỷ lệ này càng thấp thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng thấp. 

Chỉ số HDL cholesterol thấp là điều không ai mong muốn bởi đó là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang không tốt và bạn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Do đó, hãy cố gắng duy trì chỉ số HDL cao để cơ thể luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh tim mạch một cách tốt nhất. Nên kiểm tra thường xuyên để đảm bảo phát hiện sớm và điều trị kịp thời, hiệu quả.

Làm sao để cải thiện chỉ số HDL cholesterol thấp?

Chỉ số HDL cholesterol thấp có thể được cải thiện hiệu quả bằng cách thực hiện chế độ ăn uống khoa học kết hợp với luyện tập. Dưới đây là các hướng dẫn phù hợp cho bạn. 

Chế độ ăn uống là một yếu tố rất quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc cải thiện HDL Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến việc cải thiện HDL

Bắt đầu giảm cân ngay hôm nay

Thừa cân hoặc béo phì không chỉ gây bất an về ngoại hình của bạn mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến cholesterol cao và HDL thấp. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là giảm cân càng sớm càng tốt. Lên kế hoạch cho một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, bình thường hóa cân nặng của bạn để lấy lại vóc dáng và có một cơ thể khỏe mạnh.

Chọn thực phẩm tốt cho tim mạch

Chế độ ăn uống là một yếu tố rất quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc cải thiện HDL. Các nhà dinh dưỡng khuyên bạn nên tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh,… để giảm lượng cholesterol LDL “xấu” đồng thời tăng lượng cholesterol HDL “tốt”.

Để tăng cường sức khỏe, nên ăn các loại ngũ cốc như bánh mì nguyên hạt, bột mì, yến mạch, v.v.

Một số loại cá như cá ngừ, cá tuyết, v.v. tốt hơn thịt gia cầm. Đặc biệt, cá hồi, cá thu hay cá trích là những thực phẩm giàu axit béo omega-3, giúp tăng HDL và tốt cho tim mạch.

Không ăn chất béo bão hòa (có trong một số thực phẩm như bánh quy giòn, đồ ăn nhẹ, v.v.), chỉ ăn chất béo không bão hòa để bảo vệ sức khỏe tim mạch, chẳng hạn như dầu ô liu, dầu hạt, bắp cải, quả óc chó, đậu phộng, v.v.

Không tiêu thụ hơn 300 mg cholesterol mỗi ngày. Một số thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chẳng hạn như thịt nội tạng hoặc lòng đỏ trứng, v.v.

Ngoài ra, hạn chế uống rượu và bỏ thuốc lá cũng cần thiết cho sức khỏe của bạn.

Tập thể dục thường xuyên

Ngoài chế độ ăn uống khoa học, bạn phải thường xuyên tập thể dục để cải thiện cholesterol HDL trong máu. Có thể áp dụng một số bài tập như bơi lội, đạp xe, đi bộ…. Và điều tốt nhất là hãy giữ cho mình tâm lý thoải mái, vui vẻ.

Qua bài viết này, bạn sẽ nhận được câu trả lời cho các câu hỏi về chỉ số HDL cholesterol thấp là gì và những vấn đề sức khỏe mà cơ thể phải đối mặt với mức độ thấp của nó, cũng như các hướng dẫn để duy trì cholesterol tốt, giữ cho cơ thể bạn khỏe mạnh.

Xem thêm: 10 thực phẩm giàu cholesterol: Loại nào nên ăn, loại nào cần tránh?

Ngọc Hà

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin