Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mọi người thường nhắc đến tác động nguy hiểm của huyết áp cao, mà ít khi nói đến tình trạng huyết áp thấp. Tuy vậy, chỉ số huyết áp thấp có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của một bệnh lý cụ thể. Bài viết giải đáp thắc mắc người bị huyết áp thấp có bị tiểu đường không.
Huyết áp thấp là nguyên nhân gây ra các triệu chứng khó chịu như mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống. Nhiều người sau khi đo chỉ số huyết áp, lo lắng không biết người bị huyết áp thấp có bị tiểu đường không?
Huyết áp được định nghĩa là áp lực của máu lên thành mạch máu, chỉ số huyết áp trung bình ở người bình thường nằm trong khoảng gần 120/80 mmHg.
Huyết áp thấp được định nghĩa là khi chỉ số huyết áp đo được nhỏ hơn 90/60 mmHg. Điều này có nghĩa là, huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg.
Tuy nhiên, nếu không đo huyết áp thường xuyên, bạn khó có thể biết được bản thân có bị bệnh huyết áp thấp hay không. Triệu chứng hằng ngày của bệnh huyết áp thấp có một số biểu hiện thường gặp như hoa mắt, chóng mặt, nhịp tim nhanh, buồn nôn, khát nước, người mất sức, mất ý thức,…
Một số người chỉ bị tụt huyết áp thoáng qua, có các biểu hiện như tim đột ngột đập nhanh, mặt tối sầm lại, đổ mồ hôi và giảm tầm nhìn mà người bị tụt huyết áp không rõ nguyên nhân. Khi các dấu hiệu này xuất hiện thường xuyên hơn, tốt nhất bạn nên sớm tới cơ sở y tế để kiểm tra.
Trước khi tìm hiểu xem người bị huyết áp thấp có bị tiểu đường không, cùng xem qua các nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết áp thấp:
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến huyết áp thấp, là mắc phải các bệnh lý liên quan đến tim mạch như rối loạn nhịp tim, hở van tim hay suy tim. Khi mắc các bệnh này, tim không còn đủ áp lực đẩy máu đi nuôi các bộ phận trên cơ thể, từ đó làm giảm chỉ số huyết áp.
Một số loại thuốc tây, khi sử dụng ngoài công dụng điều trị chính, còn có các tác dụng phụ làm cho người bệnh có thể bị giảm huyết áp:
Tuyến giáp là nơi sản xuất ra các hormon, có vai trò kiểm soát nhịp tim, huyết áp và các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Trong khi đó tuyến thượng thận, có nhiệm vụ điều chỉnh các phản ứng căng thẳng và sức khỏe hệ tim mạch. Bạn có thể có nguy cơ cao, bị tăng hoặc giảm chỉ số huyết áp, nếu một trong hai tuyến không hoạt động hiệu quả.
Những người hay chán ăn, khẩu phần ăn ít dinh dưỡng thường có nhịp tim chậm bất thường. Từ đó có nguy cơ cao bị huyết áp thấp. Bên cạnh đó, người bị tiêu chảy nặng, buồn nôn và nôn nhiều khiến cơ thể bị mất nước, mất cân bằng chất điện giải có thể làm giảm huyết áp vì vậy có thể tìm các cách hạ huyết áp không cần dùng thuốc.
Huyết áp thấp còn có thể xảy ra do các nguyên nhân:
Câu trả lời cho câu hỏi “người bị huyết áp thấp có bị tiểu đường không?” là không chắc chắn. Bệnh tiểu đường có thể là một nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp, nhưng bên cạnh đó vẫn có nhiều nguyên nhân làm cho huyết áp của bạn thấp như bệnh tim mạch, tác dụng phụ của thuốc, cơ thể bị rối loạn nội tiết,...
Huyết áp thấp có thể là triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường. Do đó để chắc chắn,người bệnh cần đến các cơ sở y tế có chất lượng, thực hiện các xét nghiệm đo lượng đường trong máu, từ đó xác định chính xác mình có bị bệnh đái tháo đường hay không. Xét nghiệm tiểu đường không nhiều chi phí vì vậy nhiều người vẫn có thể thực hiện xét nghiệm được.
Vậy là bạn đã biết được người bị huyết áp thấp có bị tiểu đường không. Những thói quen và chế độ sinh hoạt khoa học dưới đây, giúp bạn phòng ngừa được bệnh tiểu đường:
Duy trì cân nặng hợp lý hoặc giảm cân ở người thừa cân, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Vận động thường xuyên giúp cơ thể tăng trao đổi chất, đốt cháy mỡ thừa và hỗ trợ giảm cân. Bên cạnh đó, hoạt động thể thao còn giúp giảm lượng đường trong máu và tăng độ nhạy cảm với insulin, từ đó giúp phòng bệnh tiểu đường type 2.
Ngũ cốc, các loại hạt dinh dưỡng cung cấp vitamin, khoáng chất và rất ít tinh bột cùng các thực phẩm phòng ngừa tiểu đường khác. Những thực phẩm chứa ít đường, tinh bột và nhiều chất xơ đem lại tác dụng phòng ngừa bệnh tiểu đường, bao gồm:
Chất béo không bão hòa giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu và nguy cơ bệnh tim mạch. Các nguồn cung cấp chất béo có lợi bao gồm:
Uống rượu lượng vừa phải có thể giảm nhưng uống quá mức làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Cùng với các cách phòng bệnh đái tháo đường như trên, bạn cũng nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, nhằm phát hiện nguy cơ tiền đái tháo đường.
Bài viết đã cung cấp thông tin phản hồi cho thắc mắc “người bị huyết áp thấp có bị tiểu đường không?”. Việc thường xuyên đo huyết áp và kiểm tra đường huyết, giúp bạn sớm phát hiện các nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn. Thêm vào đó, lối sống sinh hoạt và ăn uống lành mạnh giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.