Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Người bị máu nhiễm mỡ có ăn được trứng vịt lộn không?

Ngày 27/09/2023
Kích thước chữ

Trứng vịt lộn đã trở thành một món ăn ngon và được coi là một loại thực phẩm bổ dưỡng được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thưởng thức món này, liệu người bị máu nhiễm mỡ có ăn được trứng vịt lộn không?

Trứng nói chung và trứng vịt lộn nói riêng đều là nguồn thực phẩm giàu chất đạm với giá trị sinh học cao, dễ tiêu hóa. Điều đặc biệt là chúng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng và nhiều chất dinh dưỡng khác.

Giá trị dinh dưỡng của trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn đã từ lâu được biết đến như một nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể, đem lại nhiều năng lượng và dưỡng chất cần thiết.

Mỗi quả trứng vịt lộn chứa khoảng 182kcal, khoảng 13gr protein, khoảng 12gr lipit và 600mg cholesterol. Bên cạnh đó, trong trứng vịt lộn còn có nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng như: Beta-caroten, protid, canxi, photpho, vitamin C, A, và PP.

Tìm hiểu thông tin: Máu nhiễm mỡ có ăn được trứng vịt lộn không?
Trứng vịt lộn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao

Việc ăn trứng vịt lộn kết hợp với rau răm và gừng tươi có tác dụng tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường năng lượng, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu máu, yếu sinh lý và có lợi cho tăng cường thị lực và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Với nhiều lợi ích như vậy nên nhiều người thắc mắc máu nhiễm mỡ có ăn được trứng vịt lộn không?

Mỡ máu cao có ăn trứng được không?

Trước khi tìm hiểu máu nhiễm mỡ có ăn được trứng vịt lộn không? Chúng ta hãy đi tìm câu trả lời cho vấn đề liệu người có mỡ máu cao có thể ăn trứng không? Trong trứng, chúng ta tìm thấy khoảng 60 loại dưỡng chất, chủ yếu tập trung ở lòng đỏ, gồm 13,6% protein, 29,8% chất béo và 1,6% khoáng chất. Trái lại, lòng trắng của trứng chứa nước nhiều, 10,3% protein, ít chất béo và khoáng chất. Do đó, quan niệm rằng ăn nhiều trứng gây tăng cholesterol cho cơ thể là không chính xác. Thực tế, trứng cung cấp cholesterol cần thiết cho việc sản xuất hormone sinh dục như: Estrogen và testosterone, cung cấp vitamin D, và giúp bảo vệ tế bào.

Ngoài ra, trứng còn cung cấp albumin, một thành phần quan trọng trong huyết thanh, protein của trứng được xem là loại protein chuẩn và chứa lutein và zeaxanthin, hai chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Tìm hiểu thông tin: Máu nhiễm mỡ có ăn được trứng vịt lộn không? 1
Người bị mỡ máu cao nên kiểm soát lượng trứng ăn trong tuần

Người trưởng thành và khỏe mạnh có thể ăn từ 2 - 3 quả trứng mỗi tuần, trong khi những người mắc chứng tăng cholesterol trong máu nên hạn chế và ăn khoảng một quả trứng mỗi tuần. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, việc ăn 5 - 6 quả trứng mỗi tuần hoặc một lượng lớn lòng đỏ hàng ngày có thể giúp hỗ trợ phát triển não bộ. Tuy nhiên, nên chắc chắn rằng trứng đã nấu chín trước khi ăn.

Máu nhiễm mỡ có ăn được trứng vịt lộn không?

Máu nhiễm mỡ có ăn được trứng vịt lộn không? Như chúng ta đã biết trứng vịt lộn chứa một lượng lớn dinh dưỡng cùng cholesterol cao, đây là điều gây lo ngại về việc tăng mỡ máu. Tuy nhiên, việc tiêu dùng trứng vịt lộn vẫn có thể thực hiện nếu bạn ăn đúng cách theo chỉ dẫn sau:

  • Hạn chế lượng tiêu thụ: Người bệnh mỡ máu cao nên giới hạn việc ăn trứng vịt lộn, tối đa không quá 2 lần mỗi tuần.
  • Thời điểm ăn: Tránh tiêu thụ trứng vào buổi tối, bởi vì hàm lượng đạm và cholesterol cao trong trứng có thể gây đầy bụng, rối loạn tiêu hóa. Thay vào đó, nên ăn vào buổi sáng để cơ thể có thời gian tiêu hóa.
  • Kết hợp với rau răm: Khi ăn trứng vịt lộn, nên kèm theo rau răm và gừng. Rau răm và gừng có tính ấm, giúp cân bằng với tính hàn của trứng vịt lộn và cải thiện tiêu hóa. Hơn nữa, trứng vịt lộn còn được coi là một loại thực phẩm bổ dưỡng có thể tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể, và cải thiện sinh lý, vì vậy việc kết hợp chúng với rau răm có thể giúp giảm ham muốn.
  • Không để qua đêm: Trứng vịt lộn không nên để qua đêm sau khi luộc. Khi để qua đêm, trứng có thể mất đi một số chất dinh dưỡng và trở nên dễ bị nhiễm khuẩn. Do đó, nên ăn trứng vịt lộn ngay sau khi luộc, là tốt nhất.
Tìm hiểu thông tin: Máu nhiễm mỡ có ăn được trứng vịt lộn không? 2
Người bị máu nhiễm mỡ muốn ăn trứng vịt lộn cần tuân thủ một số yêu cầu

Đối tượng máu nhiễm mỡ không được ăn trứng vịt lộn

Ngoài giải đáp máu nhiễm mỡ có ăn được trứng vịt lộn không ở trên, có một số đối tượng người bị mỡ máu kèm theo các bệnh lý dưới đây không được ăn trứng vịt lộn. Bao gồm:

  • Bệnh gout: Trứng vịt lộn chứa nhiều purin, khi tiêu thụ sẽ tăng nồng độ acid uric trong cơ thể, làm tăng triệu chứng sưng, đau và viêm khớp gout.
  • Bệnh lý về gan: Khả năng chuyển hóa chất sau khi ăn trứng vịt lộn có thể gây khó tiêu và đau bụng đối với những người có vấn đề về gan.
  • Huyết áp cao: Trứng vịt lộn có thể tăng huyết áp, do đó không nên tiêu thụ nếu bạn có vấn đề về huyết áp cao.
  • Tiểu đường: Trứng vịt lộn có khả năng tăng quá trình tổng hợp insulin, gây rối loạn hàm lượng đường trong máu, do đó không nên ăn nếu bạn mắc bệnh tiểu đường.
  • Bệnh tim mạch: Trứng vịt lộn có thể tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch và gây nhồi máu cơ tim, do đó không nên tiêu thụ nếu bạn có bệnh tim mạch.

Chế độ dinh dưỡng cho người máu nhiễm mỡ cao

Vậy người bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì? Các nguyên tắc cần tuân thủ để xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân mỡ máu cao bao gồm:

  • Giảm lượng calo tiêu thụ dưới 180 kcal, tăng cường protein, hạn chế chất béo dưới 15% tổng calo tiêu thụ.
  • Tăng cường tiêu thụ rau xanh: 400 - 500g/ngày, thay thế các sản phẩm từ đậu nành, cá (nếu không tăng huyết áp) trong thực đơn.
  • Sử dụng dầu thực vật như: Dầu vừng, dầu ngô, dầu đậu nành,... với lượng 15g/ngày.
  • Các loại thực vật tốt cho người mỡ máu cao bao gồm: Rau cải, rau muống, rau dền, dưa chuột, dưa gang, khoai các loại,...
  • Hạn chế tiêu thụ đường mía, mứt kẹo dưới 20gr/ngày và hạn chế hoa quả có đường. Nên tránh sử dụng các loại thức ăn như: Óc, tim, gan, dạ dày, dồi lợn, tôm, lươn, thịt mỡ,...
tim-hieu-thong-tin-mau-nhiem-mo-co-an-duoc-trung-vit-lon-khong-3.jpg
Người máu nhiễm mỡ cần chú ý lượng calo hấp thụ mỗi ngày

Trên đây là thông tin giúp bạn giải đáp vấn đề: Máu nhiễm mỡ có ăn được trứng vịt lộn không? Có thể thấy chế độ dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng giúp kiểm soát chỉ số mỡ máu trong cơ thể. Hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống dinh dưỡng và khoa học phù hợp nhé!

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin