Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Xây dựng thực đơn cho người tiểu đường mỡ máu

Ngày 30/04/2023
Kích thước chữ

Tiểu đường và mỡ máu là những căn bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi. Vậy nếu bạn hoặc người thân bị tiểu đường mỡ máu thì đâu là cách xây dựng thực đơn cho người tiểu đường mỡ máu hợp lý? Bài viết sau đây Long Châu sẽ gợi ý cho quý đọc giả một số thực đơn phù hợp.

Người bị tiểu đường thường có nguy cơ biến chứng sang các bệnh lý tim mạch khá cao, mỡ máu là một trong số đó. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm, do đó quý đọc giả nên lưu ý cách xây dựng thực đơn cho người tiểu đường mỡ máu.

Người tiểu đường mỡ máu nên ăn gì?

Dưới đây là danh sách các món ăn người bị tiểu đường mỡ máu nên bổ sung để làm giảm lượng mỡ xấu, hạn chế các biến chứng do tiểu đường mỡ máu gây ra.

Xây dựng thực đơn cho người tiểu đường mỡ máu 1
Người tiểu đường mỡ máu nên chú ý chế độ dinh dưỡng

Nhóm thức ăn chứa acid béo không bão hòa

Nhóm thức ăn chứa acid béo bão hòa chứa nhiều nối đôi sẽ giúp giảm lượng cholesterol dư thừa, điển hình là Omega3 và Omega6.

Nhóm acid béo không bão hòa thường có nhiều trong các loại cây họ đậu như đậu nành, đậu đen… hay các loại cá béo như cá hồi, cá thu,…

Nhóm thức ăn chứa acid béo bão hòa một nối đôi

Các loại dầu có nguồn gốc thực vật chứ acid béo bão hoà một nối đôi, tốt cho người tiểu đường mỡ máu, giảm lượng LDL – cholesterol (mỡ xấu). Các loại dầu có thể kể đến như: Dầu olive, dầu hạt cải,... hay các loại đậu: Đậu tương, đậu Hà Lan…

Bổ sung nhiều chất xơ

Lượng chất xơ có trong thực vật giúp ngăn ngừa hấp thu đường sau khi tiêu hóa thức ăn. Một trong những thực phẩm giàu chất xơ và bổ dưỡng đó là đậu đen, rau xanh, hoa quả,…

Đậu đen giàu chất xơ và giúp hạn chế hấp thu đường hiệu quả. Đó là lí do vì sao dù ăn đậu đen những đường huyết vẫn trong trạng thái ổn định. Ngoài ra, đậu đen còn rất giàu vitamin và khoáng chất, giúp chống oxy hóa và chống viêm, ngăn ngừa các biến chứng tim mạch và đột quỵ ở người bệnh tiểu đường mỡ máu.

Thực phẩm hạn chế tăng đường huyết sau ăn

Các thực phẩm hạn chế tăng đường huyết sau ăn là những nhóm thực phẩm chứa bột đường ở dạng phức hợp. Ngoài ra, vỏ ngoài của một số thực phẩm còn chứa lượng chất xơ và vitamin ở lớp vỏ bên ngoài, rất có ích cho sức khỏe như: Gạo lứt, khoai, yến mạch,...

Xây dựng thực đơn cho người tiểu đường mỡ máu 2
Yến mạch là thực phẩm khá tốt đối với người tiểu đường mỡ máu

Các loại thực phẩm có độ nhờn cao

Theo nghiên cứu, các loại thực phẩm có độ nhờn cao sẽ giúp giảm cholesterol trong máu rất hiệu quả: Đậu bắp, mồng tơi,...

Người bị tiểu đường mỡ máu nên kiêng ăn gì?

Dưới đây là những loại thực phẩm và người tiểu đường mỡ máu không nên ăn:

Thực phẩm chứa nhiều cholesterol

Cholesterol hầu như có mặt trong mọi tế bào của cơ thể bởi chúng là chất cấu tạo nên màng tế bào thần kinh và não bộ.

Do đó, nếu lượng cholesterol tăng cao dẫn đến dư thừa sẽ gây tăng lắng đọng mỡ ở thành nội mô mạch máu, gây ra bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não hay đột quỵ.

Những thực phẩm chứa nhiều cholesterol nên hạn chế tiếp xúc: Não, nội tạng động vật, mỡ, da lợn, thịt gia súc gia cầm…

Nhóm thực phẩm giàu acid béo bão hòa

Một số nhóm thực phẩm giàu acid béo bão hoà mà bệnh nhân tiểu đường mỡ máu nên tránh xa đó là dầu dừa, mỡ động vật, thịt động vật, sữa nguyên kem, các loại bánh nướng…

Thực phẩm chứa nhiều chất béo dạng trans

Chất béo dạng trans là loại chất béo sinh ra trong quá trình thực phẩm chuyển từ dạng dầu thực vật dạng lỏng sang dạng đặc để kéo dài thời gian. Hoặc có thể gặp chất béo dạng này khi dùng dầu thực vật để chiên đi chiên lại nhiều lần. Chất béo dạng trans làm tăng lượng LDL- cholesterol (mỡ xấu) và làm giảm lượng HDL – cholesterol (mỡ tốt), tăng nguy cơ gây xơ vữa động mạch và đột quỵ.

Hạn chế sử dụng đường đơn

Khi sử dụng các loại đường đơn để nấu nướng sẽ dễ gây tăng đường huyết đột ngột. Do đó, người tiểu đường mỡ máu nên hạn chế dùng những thực phẩm chứa có chứa đường đơn như: Đường mật, mía, nước ngọt có gas, bánh ngọt, mứt hoa quả…

xay-dung-thuc-don-cho-nguoi-tieu-duong-mo-mau-2.jpg
Mía là một trong các thực phẩm nhiều đường đơn

Thực đơn tham khảo cho người tiểu đường mỡ máu

Người tiểu đường mỡ máu không những phải kiêng khem như người tiểu đường mà còn phải kiêng thêm một số loại thực phẩm có nguy cơ làm tăng mỡ máu.

Dưới đây là thực đơn tham khảo trong một ngày dành cho người tiểu đường mỡ máu theo các chuyên gia:

Thực đơn 1

  • Sáng: 1 tô bún mọc dạng vừa.
  • Giữa trưa: 200g đu đủ chín, sữa đậu nành không đường.
  • Trưa: 3/4 chén cơm, chả cá kho viên, canh bắp cải thịt heo, su su luộc, lê tráng miệng.
  • Chiều: 170g đậu bắp luộc.
  • Tối: Nửa chén cơm, cá kèo kho, canh cải xoong thịt heo, 124 ml sữa dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường (không đường).

Thực đơn 2

  • Sáng: Bánh mì trứng.
  • Giữa trưa: 3 tép bưởi tráng miệng, sữa dành riêng cho người tiểu đường (không đường).
  • Trưa: 1 chén cơm, gà kho gừng, canh bí đao, rau lang luộc, thanh long tráng miệng.
  • Chiều: Nửa củ khoai lang.
  • Tối: 3/4 chén cơm, đậu hũ dồn thịt sốt cà, canh rau dền nấu tôm, 147ml sữa dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường (không đường).

Thực đơn 3:

  • Sáng: 1 tô bún riêu dạng vừa.
  • Giữa trưa: Cam 1 quả, sữa dành riêng cho người tiểu đường (không đường).
  • Trưa: Cơm, cá thu sốt cà, bí xanh luộc, ổi tráng miệng.
  • Chiều: Nửa trái thanh long nhỏ.
  • Tối: Cơm, tép kho, canh mồng tơi nấu tôm, bông cải, 166ml sữa dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường (không đường).

Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người và tình trạng bệnh lý mà cần xây dựng thực đơn cho người tiểu đường mỡ máu phù hợp. Tốt nhất bạn nên đến cơ sở khám chữa bệnh để được tư vấn và hướng dẫn xây dựng khẩu phần ăn hợp lý nhất.

Xem thêm: Người già bị tiểu đường nên ăn gì

Như Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin