Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Người bị mỡ máu có ăn được sữa chua không?

Ngày 31/08/2024
Kích thước chữ

Sữa chua là món ăn được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon cùng vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh nhân mỡ máu có ăn được sữa chua không? Bài viết hôm nay từ Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề nêu trên.

Mỡ máu có ăn được sữa chua không là câu hỏi được đông đảo bạn đọc quan tâm, chú ý. Thực tế, sữa chua là thực phẩm tốt cho sức khỏe và được khuyên dùng cho mọi đối tượng. Thắc mắc khi bị mỡ máu có ăn sữa chua được không sẽ được Nhà thuốc Long Châu giải đáp ngay sau đây.

Thành phần dinh dưỡng có trong sữa chua

Để hiểu rõ mỡ máu có ăn được sữa chua không, bạn cần nắm được thành phần dinh dưỡng và những công dụng của thực phẩm này. Với bệnh nhân bị mỡ máu, yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng. Khi xây dựng thực đơn cho người bệnh cần chú ý đến chỉ số năng lượng, lượng đường cũng như carbohydrate, chất béo,… trong thức ăn để có cách phân bổ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh.

Vậy trong sữa chua có những chất dinh dưỡng gì và hàm lượng ra sao? Dưới đây là một số thông tin dinh dưỡng trong 100g sữa chua thông thường, bao gồm cả sữa chua nguyên kem, sữa chua ít béo và sữa chua tách béo:

  • Năng lượng: 56 – 61 kcal;
  • Protein: 3.5 – 5.7g;
  • Carbohydrate: 7.7 – 4.7g;
  • Đường: 7.7 – 4.7g;
  • Chất béo toàn phần: 0.18 – 3.25g;
  • Chất béo bão hòa: 0.116 – 2.096g;
  • Cholesterol: 2 – 13mg;
  • Chất béo không bão hòa: 0.47 – 0.985g.
Người bị mỡ máu có ăn được sữa chua không? 1
Sữa chua chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe

Đối với sữa chua Hy Lạp, bao gồm cả sữa chua Hy Lạp loại nguyên kem, ít béo và tách béo không đường, mỗi 100g sữa chua có chứa thành phần dinh dưỡng gồm:

  • Năng lượng: 50 – 97 kcal;
  • Protein: 9 – 10g;
  • Carbohydrate: 3.6 – 4g;
  • Đường: 3.2 – 4g;
  • Chất béo toàn phần: 0.39 – 5g;
  • Chất béo bão hòa: 0.117 – 2.395g;
  • Cholesterol: 5 – 13mg;
  • Chất béo không bão hòa: 0.065 – 2.605g.

Như vậy có thể thấy, xét về lượng đường và lượng carbohydrate thì sữa chua thông thường chứa hàm lượng cao hơn so với sữa chua Hy Lạp. Tuy nhiên xét về hàm lượng protein, chất béo toàn phần, chất béo bão hòa, không bão hòa và cholesterol thì sữa chua Hy Lạp lại cao hơn sữa chua thông thường nên nhìn chung, sữa chua là thực phẩm có tỷ lệ chất béo có khoảng biến thiên khá lớn giữa các loại sữa chua. Vậy người bị mỡ máu có ăn được sữa chua không? Câu trả lời sẽ được Nhà thuốc Long Châu bật mí ngay sau đây.

Bệnh nhân mỡ máu có ăn được sữa chua không?

Người bệnh mỡ máu cần cẩn trọng trong việc ăn uống nên câu hỏi mỡ máu có ăn được sữa chua không được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Theo các bác sĩ, bệnh mỡ máu hoàn toàn có thể ăn được sữa chua bình thường bởi đây là thực phẩm khi tiêu thụ một lượng vừa đủ sẽ rất tốt cho sức khỏe, bao gồm cả việc giảm mức triglyceride và cholesterol trong máu.

Người bị mỡ máu có ăn được sữa chua không? 2
Người bị mỡ máu có ăn được sữa chua không? Bệnh nhân mỡ máu rất nên bổ sung sữa chua vào thực đơn dinh dưỡng

Chia sẻ về việc mỡ máu có ăn được sữa chua không, các chuyên gia cũng cho biết thêm, sữa chua là thực phẩm nên có trong thực đơn của bệnh nhân mỡ máu bởi những lợi ích tuyệt vời như:

  • Làm giảm mức triglyceride và tăng cholesterol tốt: Một số nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ sữa chua, cụ thể là khoảng 100ml sữa chua mỗi ngày liên tục trong khoảng 21 ngày có thể làm giảm đến 6% mức chất béo trung tính (hay còn gọi là triglyceride), đồng thời làm tăng đến 37% mức cholesterol HDL (một loại cholesterol tốt) có trong huyết thanh.
  • Giảm mức cholesterol toàn phần và cholesterol xấu: Mỡ máu có ăn được sữa chua không? Câu trả lời là có, khi bạn dùng lượng sữa chua chứa khoảng 300mg men vi sinh mỗi ngày trong ít nhất 4 tuần cho kết quả giảm lượng cholesterol toàn phần. Không chỉ vậy, chỉ số cholesterol LDL (cholesterol xấu) cũng giảm khá nhiều, đây là dấu hiệu tốt với bệnh nhân bị mỡ máu.

Như vậy câu hỏi mỡ máu có ăn được sữa chua không đã được giải đáp. Những phát hiện về tác dụng của sữa chua với bệnh nhân mỡ máu cho thấy đây là thực phẩm nên bổ sung trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh. Sữa chua sẽ cung cấp một lượng dồi dào lợi khuẩn, cải thiện nồng độ cholesterol trong máu theo hướng tích cực. Tuy nhiên người bệnh cũng cần kiểm soát tốt lượng sữa chua tiêu thụ, tránh ăn quá nhiều gây hại đến sức khỏe.

Bị mỡ máu cao nên ăn bao nhiêu sữa chua?

Bệnh mỡ máu có thể ăn được sữa chua nhưng nên ăn bao nhiêu để tốt cho sức khỏe, hỗ trợ kiểm soát bệnh lý? Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có kết quả nghiên cứu hay khuyến nghị chính thức về lượng sữa chua mà bệnh nhân mỡ máu nên ăn trong ngày.

Người bị mỡ máu có ăn được sữa chua không? 3
Tuy sữa chua rất tốt nhưng chỉ nên ăn 200 - 300g/ngày

Tuy vậy, dựa trên những thông tin chung về thành phần dinh dưỡng của sữa chua cũng như nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh, lượng sữa chua tối ưu nhất mà bệnh nhân mỡ máu cao nên ăn hàng ngày là từ 200 – 300g.

Thực tế, việc ăn bao nhiêu sữa chua một ngày còn phụ thuộc khá nhiều vào việc người bệnh lựa chọn loại sữa chua nào, sữa chua thông thường hay sữa chua Hy Lạp, khả năng dung nạp lactose của mỗi người, lượng cholesterol xấu và tốt trong máu,… Do đó, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về việc ăn bao nhiêu sữa chua mỗi ngày để được tư vấn rõ ràng, chi tiết hơn.

Có nên ăn nhiều sữa chua không?

Sữa chua là thực phẩm tốt nhưng nếu ăn quá nhiều có thể khiến bệnh nhân mỡ máu đối mặt với một số vấn đề như:

  • Tăng lipid máu: Tuy sữa chua có thể cải thiện lipid máu nhưng nếu ăn quá nhiều, đặc biệt là loại sữa chua nguyên kem sẽ khiến lipid máu tăng cao, có hại cho tình trạng bệnh.
  • Tăng nguy cơ bệnh tim mạch: Đa số các loại sữa chua trên thị trường hiện nay đều có một lượng nhất định chất béo xấu cao hơn so với chất béo tốt. Do đó, khi ăn quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cụ thể như nhồi máu cơ tim, đau tim,…
  • Tăng cân: Sữa chua nói chung và sữa chua nguyên kem nói riêng có chứa chất béo và số calo cao nên dùng quá nhiều làm tăng nguy cơ tích tụ mỡ thừa, tăng cân, béo phì,…
Người bị mỡ máu có ăn được sữa chua không? 4
Ăn quá nhiều sữa chua gây nguy cơ tăng cân mất kiểm soát, béo phì,...

Mong rằng những chia sẻ từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc mỡ máu có ăn được sữa chua không. Với bệnh nhân bị mỡ máu, chế độ dinh dưỡng hàng ngày nên ưu tiên nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt và hạn chế đồ ăn chiên xào, nội tạng động vật,… giúp hỗ trợ kiểm soát, ổn định bệnh lý.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin