Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Người bị sỏi mật ăn chuối được không?

Ngày 13/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sỏi mật là bệnh lý về đường tiêu hóa có nguyên nhân về chế độ ăn. Vậy người bị sỏi mật ăn chuối được không? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm ra câu trả lời qua bài viết này nhé!

Chế độ dinh dưỡng luôn được ưu tiên hàng đầu trong điều trị sỏi mật. Nhiều người quan ngại liệu người bị sỏi mật ăn chuối được không. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân hình thành sỏi mật

Sỏi mật hình thành khi có sự xuất hiện của các sỏi cholesterol, sỏi sắc tố mật hay sỏi hỗn hợp bên trong túi mật hoặc hệ thống đường mật. Hiện nay, 80% ca mắc sỏi mật là do lượng cholesterol tăng quá mức trong dịch mật, vượt qua khả năng hòa tan của muối mật.

Người bị sỏi mật ăn chuối được không? 1
Sỏi mật hình thành 80% là sỏi cholesterol

Nguyên nhân hình thành sỏi mật hiện chưa rõ nhưng nhiều chuyên gia tìm thấy mối liên hệ của các yếu tố sau tiềm ẩn nguy cơ gây sỏi mật:

  • Lối sống không lành mạnh: Đối tượng béo phì, ít vận động và thường xuyên dung nạp các thực phẩm giàu chất béo, giảm cân nhanh.
  • Tiền thân gia đình mắc bệnh sỏi mật.
  • Bệnh mãn tính như đái tháo đường.
  • Sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế nội tiết tố cho triệu chứng mãn kinh: Làm tăng nồng độ cholesterol máu và gây ứ mật dẫn đến sỏi mật.
  • Người cao tuổi, nữ giới, nhất là phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị sỏi mật.

Trong đó, nguyên nhân hình thành sỏi cholesterol được cho là liên quan chủ yếu đến chế độ ăn nhiều chất béo động vật hoặc ở những đối tượng lớn tuổi hay phụ nữ phải sinh đẻ nhiều. Ngoài ra, sỏi mật còn là biến chứng của một số bệnh tiêu hóa như Crohn, cắt đoạn hồi tràng,…

Thành phần dinh dưỡng của chuối

Chuối là loại trái cây quen thuộc với nhiều giá trị dinh dưỡng đặc sắc.

Carbohydrate

Các loại đường trong chuối rất đa dạng từ sucrose, glucose đến fructose. Thông thường, lượng đường này ở các loại chuối chín khá cao, chiếm 16% trọng lượng tươi. Trái ngược lại, chuối xanh lại có lượng đường khá ít và chiếm đa số là tinh bột khô. Khi chuối chín hoàn toàn, tinh bột này mới được chuyển thành đường và chỉ còn lại 1% trong thành phần.

Chất xơ

Bên cạnh carbohydrate, thành phần của chuối cũng giàu chất xơ như pectin. Tỷ lệ pectin tan trong nước của chuối chín đặc biệt cao. Đây cũng là lí do chuối dễ mềm hơn khi già đi.

Vitamin và chất khoáng

Hàm lượng kali trong chuối khá cao, đó là lí do chuối được khuyên dùng ở các đối tượng cao huyết áp bởi những lợi ích trên tim mạch của nó. Ngoài ra, chuối còn là nguồn vitamin B6 và vitamin C dồi dào, chiếm 33% nhu cầu hàng ngày của cơ thể.

Bên cạnh đó, quả chuối chín còn chứa các khoáng chất khác như magie, mangan, sắt hay các loại vitamin B9, B2, vitamin A,…

Người bị sỏi mật ăn chuối được không?

Lí do nhiều người đặt ra câu hỏi rằng người bị sỏi mật ăn chuối được không là vì quan ngại về hàm lượng carbohydrate khá cao trong loại quả này. Thực tế, người bị sỏi mật luôn được khuyến cáo nên hạn chế sử dụng các chất béo bão hòa hay thực phẩm nhiều đường. Chính vì thế, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng người bị sỏi mật không nên dùng chuối.

Thế nhưng, nhờ vào hàm lượng chất xơ rất cao trong chuối, việc hấp thu đường từ chuối sẽ được duy trì ổn định hơn. Ngoài ra, thành phần chất xơ cao cũng giúp kiểm soát tình trạng và kích thước sỏi mật ở người bệnh.

Vì vậy, lựa chọn tốt nhất của người bị sỏi mật sẽ là chuối xanh. Bởi chuối xanh có hàm lượng chất xơ cao hơn rất nhiều so với quả chuối chín bên cạnh thành phần chính là tinh bột. Ngoài ra, chuối xanh còn chứa rất ít carbohydrate. Chất này có nhiều trong chuối chín là do tinh bột chuyển hóa thành.

Người bị sỏi mật ăn chuối được không? 3
Người bị sỏi mật ăn chuối được không?

Tóm lại, sử dụng chuối trong khẩu phần ăn hàng ngày không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe mà còn có khả năng ngăn ngừa sự tiến triển của sỏi mật. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung chuối vào bữa ăn hàng ngày.

Người bị sỏi mật nên ăn gì?

Người bị sỏi mật nên ăn gì? Như đã đề cập, 80% tình trạng sỏi mật được xác định là do sỏi cholesterol. Chính vì thế, người bị sỏi mật cần lưu ý tránh sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo cũng như các thức ăn nhiều đường. Bởi tiêu thụ quá nhiều cholesterol có thể khiến gan tăng đào thải chất này, thành phần chính gây sỏi mật.

Tuy nhiên, việc cắt giảm hoàn toàn chất béo có thể làm cho dịch mật bị ứ đọng và làm tăng kích thước của sỏi mật. Thay vào đó, người bệnh sỏi mật có thể sử dụng các loại thực phẩm sau để ngăn ngừa tiến triển của bệnh:

  • Các chất béo thực vật: Tuy sỏi cholesterol có nguồn gốc từ chất béo ko được đào thải trong cơ thể, người bệnh cũng cần bổ sung chất béo tốt từ thực vật để tránh kích thước sỏi mật tăng lên.
  • Protein thực vật: Nguồn protein từ thực vật như đậu tương, gạo, mì, các loại hạt sẽ là lựa chọn thay thế thích hợp cho đạm động vật.
  • Thực phẩm giàu lecithin: Lecithin là thành phần cấu tạo nên dịch mật có vai trò phân hủy các chất béo. Người bị sỏi mật có thể cân nhắc bổ sung thêm lecithin có trong lòng đỏ trứng, đậu nành, súp lơ, bơ, cam,…
  • Các loại chất xơ: Theo nhiều khuyến cáo của chuyên gia, người bị sỏi mật nên bổ sung đầy đủ chất xơ, khoảng 30 - 40g/ngày. Các thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến cải bó xôi, đậu bắp, súp lơ,…
  • Cà phê: 2 cốc cà phê mỗi ngày có thể giúp bạn giảm 40% nguy cơ phát triển sỏi mật. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc tình trạng bệnh tim mạch hay rối loạn nhịp tim trước khi sử dụng cà phê mỗi ngày.
Người bị sỏi mật ăn chuối được không? 2
Đậu nành là nguồn cung cấp lecithin lý tưởng cho người bị sỏi mật

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất xoay quanh thắc mắc người bị sỏi mật ăn chuối được không và một số thực phẩm người bị sỏi mật nên ăn. Theo dõi thêm các bài viết mới của Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm kiến thức bổ ích cho sức khỏe của cả bạn và gia đình mình nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm