Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Người bị viêm tuyến nước bọt nên kiêng gì và nên ăn gì?

Ngày 19/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh viêm tuyến nước xảy ra khi tuyến nước bọt bị nhiễm trùng gây sưng, đau cho người bệnh. Ngoài dùng thuốc, người bệnh cũng nên kết hợp chế độ ăn uống khoa học để bệnh nhanh khỏi. Vậy bị viêm tuyến nước bọt nên kiêng gì?

Như chúng ta đã biết, thực phẩm và chế độ ăn uống ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình chữa bệnh. Bệnh viêm tuyến nước bọt cũng không phải là ngoại lệ. Một số trường hợp bệnh nhẹ có thể tự khỏi sau khoảng 10 ngày. Nhưng hầu hết, bệnh nhân đều cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài dùng thuốc, bệnh nhân cũng cần biết bị viêm tuyến nước bọt nên kiêng gì và nên ăn gì để bệnh nhanh phục hồi.

Viêm tuyến nước bọt là bệnh gì?

Tuyến nước bọt có nhiệm vụ chính là sản xuất nước bọt đưa vào khoang miệng của con người. Chúng ta có 3 tuyến nước bọt chính gồm tuyến nước bọt mang tai lớn nhất, tuyến nước bọt nằm dưới hàm và tuyến nước bọt nằm dưới lưỡi. Và bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể bị viêm tuyến nước bọt mang tai, viêm tuyến nước bọt dưới hàm hay dưới lưỡi.

Viêm tuyến nước bọt là bệnh lý khá phổ biến ở tuyến nước bọt. Đây là tình trạng tuyến nước bọt bị nhiễm trùng dẫn đến sưng, viêm, có mủ hoặc không.

Nguyên nhân viêm tuyến nước bọt có thể đến từ việc suy giảm tiết nước bọt hoặc tắc nghẽn tuyến nước bọt. Người bị viêm tuyến nước bọt thường có những biểu hiện như:

  • Tuyến nước bọt mang tai sưng đột ngột. Triệu chứng này dễ khiến người bệnh nhầm lẫn quai bị và viêm tuyến nước bọt.
  • Cơ thể mệt mỏi, nhiệt độ toàn thân tăng cao.
  • Miệng người bệnh có mùi hôi, khô và vị khác lạ.
  • Người bệnh không mở miệng to được, cảm thấy đau hoặc khó mở miệng nói chuyện hay ăn uống.
  • Một số người quan sát thấy trong miệng có mủ hoặc cảm nhận được mùi tanh của mủ.
  • Khi tuyến nước bọt sưng to, người bệnh sẽ cảm thấy đau mặt. Mặt hoặc cổ bị sưng lên. Tại vị trí sưng to quan sát thấy da căng bóng.
bi-viem-tuyen-nuoc-bot-kieng-an-gi-1.jpg
Các tuyến nước bọt khác nhau khi bị viêm có một số triệu chứng khác nhau

Người bị viêm tuyến nước bọt nên kiêng gì?

Nhiều người bệnh muốn biết bị viêm tuyến nước bọt nên kiêng gì để đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Một số thực phẩm có thể làm chậm quá trình phục hồi bệnh mà bệnh nhân nên kiêng như:

Đồ ăn ngọt

Các loại đồ ngọt như bánh kẹo, đường sữa, nước ngọt, các loại chè,… đều không tốt cho người bị viêm tuyến nước bọt. Đồ ngọt sẽ làm tăng phản ứng viêm, khiến tình trạng viêm kéo dài và có xu hướng nghiêm trọng hơn.

Đồ ăn có vị chua mạnh hoặc tính acid

Các thực phẩm có vị chua mạnh hoặc tính axit như chanh, xoài xanh, dưa muối chua,… có thể kích thích làm tăng cảm giác khó chịu trong miệng của những người bị viêm tuyến nước bọt.

Đồ ăn cay nóng

Các món ăn cay nóng, chứa nhiều gia vị cay như tiêu, ớt, mù tạt có thể kích thích tạo cảm giác nóng rát khó chịu ở trong miệng. Các món này cũng kích thích tình trạng sưng viêm, khiến viêm tuyến nước bọt kéo dài hơn. Nếu viêm có mủ, đồ ăn cay nóng còn khiến tình trạng chảy mủ thêm trầm trọng.

Đồ nếp và các món chế biến từ gạo nếp

Bị viêm tuyến nước bọt nên kiêng gì? Các món mà người đang bị sưng viêm, đặc biệt là sưng viêm có mủ không nên ăn là đồ nếp và các món từ gạo nếp. Đó có thể là xôi, cơm nếp, bánh chưng, bánh dày, bánh tét, chè nấu từ gạo nếp, cháo nấu từ gạo nếp,… Đồ nếp dễ khiến các tổn thương tạo mủ và lâu lành.

bi-viem-tuyen-nuoc-bot-kieng-an-gi-4.jpg
Một số thực phẩm không tốt cho viêm nhiễm bạn cần tránh

Đồ ăn giàu chất béo

Các thực phẩm giàu chất béo như mỡ động vật, dầu ăn, đồ chiên xào, đồ ăn nhanh,… có thể làm tăng lượng mỡ trong máu. Lượng mỡ này có thể làm cản trở quá trình lưu thông máu đến tuyến nước bọt bị tổn thương. Chất béo cũng được cho là thành phần có thể kích hoạt phản ứng viêm. Tất cả những điều này đều không tốt cho người viêm tuyến nước bọt.

Đồ ăn, thức uống lạnh

Nhiều người cho rằng khi tuyến nước bọt bị sưng viêm, chúng ta sử dụng đồ ăn hoặc thức uống lạnh có thể giúp làm dịu cảm giác sưng viêm, nóng đỏ. Tuy nhiên thực tế lại ngược lại. Những món lạnh còn khiến tuyến nước bọt bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Nhiệt độ lạnh khiến các mạch máu xung quanh co lại. Đường dẫn nước bọt cũng co lại làm giảm tiết nước bọt và kích hoạt phản ứng viêm.

Đồ uống có cồn

Bị viêm tuyến nước bọt nên kiêng gì? Câu trả lời không thể loại bỏ đồ uống có cồn. Các loại đồ uống như rượu, bia làm tăng đào thải chất độc qua đường nước tiểu. Đi tiểu nhiều khiến cơ thể bị mất nước và miệng bị khô. Khi miệng khô, tiết nước bọt bị giảm sẽ khiến tình trạng viêm thêm trầm trọng.

bi-viem-tuyen-nuoc-bot-kieng-an-gi-2.jpg
Uống nhiều nước sẽ tốt cho người bị viêm tuyến nước bọt

Viêm tuyến nước bọt nên ăn gì?

Ngoài các thực phẩm cần tránh, cũng có một số thực phẩm người bị viêm tuyến nước bọt nên ăn như:

  • Đồ ăn mềm, lỏng như súp, cháo nấu bằng gạo tẻ, các món hầm sẽ phù hợp với người bị viêm tuyến nước bọt. Khi bị viêm, miệng của người bệnh khó há to, khó nhai nuốt và bị đau mỗi khi cử động. Một số người mệt mỏi, sốt nên ăn uống không ngon miệng. Đồ ăn mềm, lỏng sẽ giúp họ ăn uống dễ dàng hơn.
  • Các món từ đậu như đậu đỏ, đậu xanh, đậu nành giàu protein, chất xơ và hàm lượng dưỡng chất phong phú phù hợp với họ. Các món ăn này hỗ trợ tiêu hóa tốt, tăng cường thể chất và đề kháng cho cơ thể giúp triệu chứng viêm nhanh chấm dứt.
  • Các thực phẩm giàu vitamin C như bông cải xanh, dưa hấu, trái cây có múi,... giúp người bệnh giảm nguy cơ mắc chứng viêm. Vitamin C còn giúp tăng sức đề kháng, rút ngắn quá trình trị bệnh. Nếu khó nhau nuốt, người bệnh có thể sử dụng nước ép trái cây.
  • Thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cải xanh, hạt vừng, các loại hạt dinh dưỡng,… có tác dụng kháng viêm, giúp đẩy nhanh quá trình lành bệnh.
bi-viem-tuyen-nuoc-bot-kieng-an-gi-3.jpg
Một số thực phẩm người viêm tuyến nước bọt nên ăn

Phòng bệnh viêm tuyến nước bọt

Để không phải lo lắng bị viêm tuyến nước bọt nên kiêng gì và nên ăn gì, mỗi người chúng ta đều cần nâng cao ý thức phòng bệnh với những cách sau:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, sạch sẽ hàng ngày. Ngoài đánh răng ít nhất ngày 2 lần, bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để các kẽ răng và khoang miệng. Răng miệng luôn đảm bảo sạch sẽ, vi khuẩn gây viêm không có môi trường để sinh sôi.
  • Thay vì sử dụng nhiều đồ uống có cồn và cà phê, bạn nên uống nhiều nước lọc. Việc này vừa giúp làm sạch khoang miệng vừa kích thích tuyến nước bọt làm việc hiệu quả hơn, phòng ngừa viêm nhiễm.
  • Một số người bị khô miệng có thể áp dụng mẹo nhai kẹo cao su để tăng tiết nước bọt.

Viêm tuyến nước bọt nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến biến chứng áp xe có mủ, phì đại tuyến nước bọt. Vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên, người bệnh nên thăm khám kịp thời. Thăm khám sớm cũng giúp sàng lọc và phát hiện ung thư tuyến nước bọt. Các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm hay phẫu thuật,… tùy tình trạng bệnh. Ngoài điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng nên tìm hiểu bị viêm tuyến nước bọt nên kiêng gì và nên ăn gì để đẩy nhanh quá trình trị bệnh.

Xem thêm: Người bị viêm tuyến nước bọt bao lâu thì khỏi?

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm