Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hầu hết các trường hợp viêm xoang hàm đều cần điều trị bằng thuốc để kiểm soát tốt sự tiến triển của bệnh. Nếu chưa biết viêm xoang hàm uống thuốc gì, bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.
Tình trạng viêm có thể xảy ra với bất cứ loại xoang nào. Tuy nhiên viêm xoang hàm là loại viêm xoang phổ biến nhất hiện nay. Nhiều người bệnh muốn biết viêm xoang hàm uống thuốc gì. Nếu bạn cũng là một trong số đó, đây là những thông tin về các loại thuốc chữa viêm xoang mà có thể bạn quan tâm.
Hệ thống xoang của con người bao gồm: Xoang hàm, xoang sàng, xoang trán và xoang bướm. Trong đó, xoang hàm có vị trí nằm ở hai bên gò má và dưới mắt. Xoang có cấu tạo giống như các hốc rỗng, lớp trong cùng là lớp niêm mạc. Lớp niêm mạc này bị nấm, vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm sẽ bị sưng tấy, phù nề, mưng mủ và gây ra tình trạng viêm xoang hàm.
Viêm xoang hàm có 2 dạng gồm viêm xoang hàm cấp tính và viêm xoang hàm mãn tính. Trong đó:
Viêm xoang hàm cấp tính thường đi kèm những triệu như đau vùng mặt, hốc mắt, đau hai bên thái dương, nhức đầu. Cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng, tăng lên vào buổi trưa và giảm dần vào chiều tối. Khi người bệnh vận động mạnh, cúi đầu, gập người, cảm giác đau có thể trở nên dữ dội.
Ngoài ra, nếu dùng tay ấn nhẹ vào vùng hố răng hay mắt người bệnh cũng có thể cảm thấy đau. Người bệnh cũng sẽ gặp tình trạng chảy nước mũi. Nước mũi ban đầu loãng và trong, sau đó chuyển sang màu vàng, có mủ và hôi. Các triệu chứng viêm xoang hàm cấp thường kéo dài dưới 6 tuần. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Viêm xoang hàm mãn tính gây ra những triệu chứng tương tự như viêm xoang hàm cấp tính. Tuy nhiên, triệu chứng có thể sẽ nặng hơn, tái đi tái lại nhiều lần. Các triệu chứng của đợt viêm xoang mãn tính thường kéo dài trên 6 tuần. Viêm xoang hàm mãn tính không được chữa sớm dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như áp xe não, viêm màng não, viêm xương tủy, áp xe hốc mắt,…
Viêm xoang hàm uống thuốc gì? Đây là thông tin mà bất kỳ người bệnh nào cũng muốn biết. Tuy nhiên, không có một câu trả lời chung cho mọi bệnh nhân. Bệnh nhân uống thuốc gì để chữa viêm xoang cần bác sĩ chỉ định sau quá trình thăm khám và xác định nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh. Một số loại thuốc giảm viêm xoang thường được bác sĩ chỉ định để điều trị viêm xoang hàm như:
Nhóm thuốc kháng Histamin H1 thường được dùng trong điều trị viêm xoang hàm bao gồm những cái tên như: Thuốc Histalong - L 5mg Dr. Reddy, Deslotid OPV, Clorpheniramin,… Nhóm thuốc này dùng trong trường hợp viêm xoang do dị ứng, viêm mũi dị ứng với tác dụng giảm tiết dịch nhầy, giảm sưng viêm và các triệu chứng bệnh khác. Thuốc kháng Histamin H1 có cả dạng uống, dạng xịt hay dạng nhỏ, rất tiện lợi để sử dụng.
Nếu bị viêm xoang do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng, người bệnh sẽ cần dùng kháng sinh. Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giúp tình trạng viêm sưng trong hốc xoang được kiểm soát nhanh chóng.
Người bệnh cần dùng kháng sinh đúng loại, đúng liều theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng kháng kháng sinh. Một số nhóm thuốc kháng sinh thường dùng cho bệnh nhân viêm xoang như: Ampicillin, Amoxicillin, Cefoxitin, Cefazolin, Cefprozil, Penicillin tổng hợp.
Tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy bên trong hốc xoang kéo theo những cơn đau vùng mặt, hốc mắt, thái dương,… Một số bệnh nhân còn bị sốt cao, khó chịu khi tình trạng viêm gia tăng. Những thuốc giảm đau, kháng viêm sẽ có tác dụng giảm đau và giảm triệu chứng khó chịu nhanh chóng.
Tuy nhiên, người bệnh cũng không được lạm dụng nhóm thuốc này để tránh tác dụng phụ. Một số thuốc giảm đau, kháng viêm thường dùng như: Aspirin, Paracetamol, Panadol, Ibuprofen, Acetaminophen, Efferalgan,…
Viêm xoang hàm uống thuốc gì? Đó chính là nhóm thuốc chứa corticoid có tác dụng chống viêm tại chỗ, giảm sưng phù và tắc nghẽn đường thở. Những thuốc này có tác dụng nhanh chóng, rõ rệt nhưng dùng lâu dài dễ gây tác dụng phụ như: Chảy máu cam, bội nhiễm vi khuẩn, kích ứng mũi,... Có thể kể đến một số tên thuốc quen thuộc với bệnh nhân xoang như: Vancenase, Fluticasone, Beclomethasone, Triamcinolone,…
Viêm xoang cấp và mãn tính đều có thể được chỉ định dùng thuốc co mạch. Đây là nhóm thuốc có tác dụng giảm sưng, chống phù nề, dẫn lưu dịch nhầy giúp hốc xoang thông thoáng. Tùy từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ kê thuốc co mạch dạng uống hoặc dạng xịt.
Những loại thuốc co mạch thường dùng nhất như: Phenylephrine, Naphazoline, Chlorzoxazone, Pseudoephedrine,... Tác dụng phụ của nhóm thuốc này là làm tăng huyết áp, gây mất ngủ, giảm thị lực nên không nên dùng trong thời gian dài.
Một trong số những nguyên nhân gây viêm xoang chính là nấm. Trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc kháng nấm như Itraconazole, Amphotericin B, Voriconazole để trị tận gốc căn nguyên gây bệnh.
Các loại thuốc này sẽ ức chế sự phát triển của nấm men, giảm triệu chứng bệnh. Thuốc kháng nấm sẽ được dùng kết hợp với các loại thuốc điều trị các triệu chứng khác.
Loại thuốc này thường không được chỉ định trong giai đoạn đầu điều trị viêm xoang mà thường được dùng trong trường hợp bệnh kéo dài gây biến chứng và người bệnh đáp ứng kém với thuốc kháng histamin.
Thuốc có tác dụng giảm sưng viêm ở hốc xoang, giảm tiết dịch nhầy và làm thoáng đường thở. Một số tên thuốc ức chế leukotriene quen thuộc như Zileuton, Montelukast,… Các loại thuốc này có thể có tác dụng phụ như ảo giác, kích động, mất ngủ nên cần dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài các loại thuốc trên, các thuốc điều chế từ dược liệu với độ an toàn và lành tính cao cũng rất được ưa chuộng. Một số sản phẩm bạn có thể tham khảo như: Thuốc Xoang Nhất Nhất, Xoang Bách Phục,…
Không phải trong mọi trường hợp, uống thuốc chữa viêm xoang đều có tác dụng. Những trường hợp bệnh viêm xoang mãn tính, tái lại nhiều lần và không đáp ứng với thuốc, các bác sĩ sẽ chỉ định mổ nội soi viêm xoang, chỉnh hình vách ngăn mũi, hút mủ xoang, cắt polyp mũi, súc rửa xoang hàm.
Vậy viêm xoang hàm uống thuốc gì? Thuốc điều trị viêm xoang hàm sẽ có hiệu quả tốt và đẩy lùi bệnh nếu được sử dụng đúng cách, đúng nguyên nhân gây bệnh. Các loại thuốc trên chỉ mang tính tham khảo. Bất kỳ loại thuốc nào cũng tiềm ẩn tác dụng phụ hoặc chống chỉ định với những đối tượng người dùng nhất định. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bạn cũng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ bạn nhé!
Xem thêm: Viêm xoang gây hôi miệng và cách chữa trị hiệu quả
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.