Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có sinh con được không? Lưu ý khi mang thai

Ngày 13/09/2023
Kích thước chữ

Tiểu đường là căn bệnh không hiếm gặp gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có sinh con được không cũng là nỗi lo lắng của nhiều người. Nhà thuốc Long Châu sẽ gửi đến bạn những thông tin cần biết về vấn đề mang thai ở bệnh nhân tiểu đường.

Tiểu đường thuộc loại bệnh lý mãn tính không lây nhiễm nhưng lại có nguy cơ di truyền và có khả năng ảnh hưởng đến chức năng sinh lý nếu không được kiểm soát tốt. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc người bệnh tiểu đường tuýp 1 có sinh con được không cũng như những lưu ý dành cho thai phụ bị tiểu đường.

Giải đáp: Mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có sinh con được không?

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là tình trạng đường huyết rối loạn khiến cho nồng độ glucose trong cơ thể tăng cao. Hiện nay, căn bệnh đang ngày càng trẻ hóa, gây nên nhiều biến chứng khó lường. Bất kỳ giới tính và độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc bệnh. Chính vì thế, không ít chị em lo lắng không biết bệnh tiểu đường tuýp 1 có sinh con được không hay bệnh tiểu đường tuýp 2 có sinh con được không.

Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có sinh con được không? Lưu ý khi mang thai 1
Người bị tiểu đường vẫn có thể sinh con khỏe mạnh

Trên thực tế, một điều may mắn là dù bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 hay tiểu đường thai kỳ thì đều có thể sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên, điều quan trọng là người bệnh cần biết cách kiểm soát lượng đường huyết tốt ở trước và trong quá trình mang thai. Mặc dù vậy, nếu đường huyết tăng cao thì sức khỏe người mẹ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khiến sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Nhìn chung, những rủi ro mà đái tháo đường mang đến thường khó kiểm soát.

Biến chứng của tiểu đường đến thai kỳ

Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể xảy ra rối loạn insulin dẫn đến không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết, lượng đường glucose sẽ tích tụ lại trong máu. Đây là hiện tượng đường huyết tăng cao, bệnh nhân có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khỏe trầm trọng. Chính vì thế, mẹ bầu thường khá lo lắng vì sợ sự chuyển biến của bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ cũng như thai nhi. Dù nhiều thai phụ bị tiểu đường vẫn có thể sinh em bé nhưng họ vẫn có thể gặp phải rủi ro nhất định nếu bệnh tình không được kiểm soát tốt.

Mẹ bầu bị tiểu đường tuýp 1 sẽ đối mặt với những nguy cơ như thai lưu, cao huyết áp, tiền sản giật, dễ bị đa ối, thai to phải mổ lấy thai, có vấn đề về thận, mắt hoặc bị tiểu đường tuýp 2 sau sinh. Nhiều thai phụ không kiểm soát chế độ ăn uống trong quá trình mang thai, ăn nhiều đồ ngọt, chất béo, ăn quá nhiều thức ăn sẽ khiến cơ thể không sản xuất lượng insulin cần thiết kịp thời để chuyển hóa đường, bệnh tiến triển thành tiểu đường thai kỳ.

Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có sinh con được không? Lưu ý khi mang thai 2
Bị bệnh tiểu đường tuýp 1 có sinh con được không là nỗi lo lắng của nhiều chị em

Những rủi ro tiềm ẩn và biến chứng có thể xảy ra với thai nhi có mẹ bị tiểu đường là:

  • Cân nặng của trẻ sơ sinh nặng hơn do hấp thụ nhiều glucose từ cơ thể mẹ.
  • Em bé chào đời có nguy cơ bị vàng da, vấn đề về hô hấp, khó thở, suy tim, đa hồng cầu… cần được chăm sóc đặc biệt.
  • Tăng nguy cơ sinh non.
  • Nguy cơ bị tiểu đường sau sinh tăng.

Thai phụ bị tiểu đường có di truyền sang con không?

Bên cạnh việc lo lắng về sức khỏe của thai nhi thì khả năng di truyền tiểu đường sang con cũng là nỗi băn khoăn lớn của nhiều người mẹ. Theo nghiên cứu, mẹ bị tiểu đường tuýp 1 thì tỉ lệ di truyền sang con khoảng 4%. Nếu mẹ bị tiểu đường tuýp 2 hoặc cả bố lẫn mẹ mắc bệnh thì tỉ lệ di truyền sang con khoảng 14%.

Bạn cũng có thể yên tâm là tình trạng bệnh ảnh hưởng đến con như thế nào còn phụ thuộc vào cách bố mẹ kiểm soát lượng đường huyết và phòng ngừa biến chứng. Để con trẻ khỏe mạnh, vợ chồng hãy chủ động kiểm soát bệnh tốt ngay khi có kế hoạch sinh em bé.

Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có sinh con được không? Lưu ý khi mang thai 3
Bệnh tiểu đường có thể di truyền sang con

Lưu ý dành cho thai phụ bị tiểu đường tuýp 1

Việc người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có sinh con được không còn phụ thuộc vào cách bạn chủ động kiểm soát bệnh. Nếu phụ nữ bị tiểu đường có mong muốn sinh em bé thì cần có kế hoạch mang thai cũng như điều trị bệnh đúng cách để kiểm soát lượng đường một thời gian nhằm hạn chế rủi ro ảnh hưởng đến bản thân và thai nhi trong thai kỳ.

Bác sĩ khuyến cáo bạn tốt nhất nên giảm chỉ số HbA1c xuống dưới 6.5% thông qua cách uống thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục khoa học. Bạn hãy chăm sóc tốt, kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu để sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh.

Một số lưu ý dành cho thai phụ bị tiểu đường trước khi mang thai và cả mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ là:

  • Xây dựng chế độ ăn uống đặc biệt giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt, đảm bảo em bé phát triển khỏe mạnh. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị cũng như chuyên gia tư vấn dinh dưỡng.
  • Tiêu thụ lượng chất đạm vừa phải, ưu tiên nhiều chất xơ, hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều chất béo, không nên ăn quá ngọt.
  • Không được bỏ bữa sáng, chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành khoảng 6 bữa, không nên ăn quá nhiều vào bữa chính.
  • Nếu lượng đường huyết trong cơ thể cao, bạn nên chọn hạt gạo nhiều chất xơ như yến mạch, gạo lứt thay cơm trắng.
  • Trong thời gian mang thai, mẹ có thể tăng cân nhưng với mức độ vừa phải, kiểm soát tốt cân nặng. Nếu nữ giới đang bị thừa cân, béo phì thì nên giảm cân khi có ý định mang thai.
  • Chăm chỉ tập luyện thể dục mỗi ngày 15 đến 20 phút với những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thai phụ như yoga, đi bộ để lượng đường huyết được điều tiết tốt, tăng cường sức khỏe dẻo dai, có sức sinh em bé.
  • Giai đoạn mang thai khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi thường xuyên nên mẹ cần nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức.
Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có sinh con được không? Lưu ý khi mang thai 4
Mẹ bầu bị tiểu đường cần cân đối khẩu phần ăn uống để đảm bảo sức khỏe

Nếu chế độ ăn uống và tập luyện thể thao chưa giúp thai phụ kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu thì mẹ có thể điều chỉnh bằng cách bổ sung insulin định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Phụ nữ mang thai bị tiểu đường cần theo dõi cẩn thận, tiến hành thực hiện các xét nghiệm thường xuyên nhằm nắm rõ tình trạng sức khỏe của cả hai mẹ con, kịp thời đưa ra giải pháp xử trí nếu có điều bất thường xảy ra.

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có những thông tin hữu ích để giải thích cho thắc mắc bị bệnh tiểu đường tuýp 1 có sinh con được không. Bạn hãy cố gắng kiểm soát chỉ số đường huyết ổn định, phòng ngừa sớm các biến chứng tâm lý để sinh con khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ di truyền bệnh tiểu đường sang bé nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.