Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bơ thực vật là thực phẩm chứa nhiều chất béo và có lượng calo cao hơn so với những loại thực phẩm khác. Vậy người tiểu đường có ăn được bơ thực vật hay không? Cùng xem bài viết dưới đây để trả lời thắc mắc này nhé.
Chế độ ăn uống là một phần không thể thiếu trong việc quản lý lượng đường trong máu ở người bệnh tiểu đường. Chất béo từ bơ thực vật liệu có đang phá vỡ tính khoa học ở một chế độ ăn được xây dựng? Mời bạn tìm hiểu các thông tin trong bài viết để làm rõ chủ đề người tiểu đường có ăn được bơ thực vật không cùng các vấn đề phát sinh khác liên quan nhé.
Bơ là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp, tức là bơ giải phóng glucose từ từ và không gây ra sự tăng đột ngột lượng glucose trong máu. Tuy nhiên, người tiêu thụ bơ cùng các loại thực phẩm khác và chính những loại thực phẩm này có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Hầu hết các loại bơ đều chứa lượng chất béo bão hòa tương tự nhưng một số chứa nhiều hơn. Người bệnh tiểu đường ngoài việc xem xét hàm lượng máu và chất béo bão hòa nên thực hiện thêm các kiểm tra giá trị dinh dưỡng tổng thể. Tuy nhiên, trong bơ chứa nhiều protein, canxi và các loại khoáng chất đặc biệt có lợi cho sức khỏe. Trước những tác hại và lợi ích đó, vậy nên hay không nên cho người tiểu đường ăn bơ thực vật không?
Bơ thực vật chủ yếu được sử dụng với mục đích giảm chất béo bão hòa cũng như lượng calo. Nhưng, ở một số loại bơ thực vật lại được làm bằng dầu hydro hóa một phần (chất béo chuyển hóa). Vậy người tiểu đường có ăn được bơ thực vật không? Người tiểu đường không nên dùng bơ thực vật chứa chất béo chuyển hóa, bởi chúng sẽ hoạt động như một chất béo bão hòa.
Dù chất béo trên không trực tiếp gây tăng đường huyết nhưng lại có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu và tác động đến tình trạng kháng insulin. Và chính điều này chính là nguyên do gián tiếp gây tăng đường huyết đột ngột ở người mắc bệnh tiểu đường.
Ở người bệnh tiểu đường, khi lựa chọn dùng bơ thực vật, nên xem kỹ nhãn mác. Nếu là bơ thực vật hydro hóa hoặc hydro hóa một phần thì nên lựa chọn các sản phẩm thay thế khác như bơ nghiền hoặc bơ hạt. Những loại này sẽ có giá trị hơn cho những món ăn có lợi cho tim mạch.
Ngoài bơ thực vật, đâu sẽ là những chú ý khi lựa chọn thực phẩm cho người bệnh tiểu đường. Dưới đây là 5 thực phẩm người bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng.
Bột chiên trong thực phẩm chiên rán có thể làm cho các món ăn có thêm carbohydrate. Tuy nhiên, đa số các món chiên đều được tẩm loại bột này trước khi chế biến. Ở một khía cạnh nào đó, người bệnh tiểu đường có thể ăn được đồ chiên rán nhưng hãy cẩn trọng với lượng carbohydrate trong thực phẩm và nên kiểm soát khẩu phần trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra, những loại thực phẩm này cũng chứa rất nhiều calo và chất béo bão hòa, chúng có thể gây tăng cân và tăng cholesterol.
Chất béo trong các loại sốt salad không béo hay bơ đậu phộng ít béo thường được thay thế bằng các loại đường trong chính các sản phẩm đó. Tuy nhiên, chúng lại có khả năng chứa nhiều carbohydrate hơn. Việc thay thế toàn bộ chất béo bằng carbohydrate tổng thể sẽ không thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch (theo Hướng dẫn chế độ ăn cho người dân Mỹ).
Ngoài ra, nước sốt và một số loại gia vị có thể làm tăng huyết áp bởi thường có lượng lớn natri, carbohydrate, chất béo và calo.
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng những đồ ăn không đường sẽ không tác động đến lượng đường trong máu. Thực tế lại không như vậy, lượng carbohydrate vẫn tồn tại trong thực phẩm không đường và người bệnh tiểu đường nên tiêu thụ ở mức độ vừa phải.
Một số loại thực phẩm không đường và lượng carbohydrate (carb): Thanh kẹo không đường (socola) khoảng 18gram carb, 1/2 ly kem không đường khoảng 13 gram carb, bánh pudding không đường khoảng 13 gram carb,...
Các loại nước trái cây, nước ngọt hay cà phê có vị đều là đồ uống có đường và chúng có thể làm tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng. Người mắc bệnh tiểu đường khi lượng đường trong máu đang thấp vẫn có thể sử dụng đồ uống có đường. Tuy nhiên, nên tránh dùng các loại đồ uống này hàng ngày. Ngoài ra, cũng nên tránh các loại đồ uống có thể chứa carb ẩn từ các chất làm ngọt được thêm vào.
Đây là loại thực phẩm chứa nhiều đường ngay cả khi chỉ ăn với một lượng nhỏ. Bởi thế, chúng không được khuyến khích dùng thay lượng trái cây trong ngày, nên tiêu thụ trái cây tương mỗi ngày ở người lớn. Ngoài ra, nước trái cây tương 100% cũng có thể được chấp nhận nhưng chúng có thể làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn so với trái cây tươi nguyên quả có nhiều chất xơ.
Trên đây là bài viết với chủ đề người tiểu đường có ăn được bơ thực vật không và danh sách các loại thực phẩm cần tránh ở người tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường cần nên tránh bơ thực vật chứa chất béo chuyển hóa vì nó hoạt động tương tự như chất béo bão hòa. Tuy không trực tiếp gây tăng đường huyết nhưng hai chất béo trên có khả năng làm tăng lượng cholesterol và góp phần dẫn đến tình trạng kháng insulin.
Xem thêm:
Các loại gia vị dành cho người tiểu đường
Có nên sử dụng nước ép cà rốt cho người tiểu đường không?
Như Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.