Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nếp cẩm có màu tím đậm đặc trưng là biểu hiện của loại thực phẩm chứa nhiều chất chống được oxy hóa rất có lợi cho sức khỏe cũng như những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếp cẩm thường có lượng chỉ số đường khá cao, vậy người tiểu đường có ăn được nếp cẩm không?
Trong nếp cẩm có chứa nhiều dinh dưỡng bao gồm chất béo, protein, vitamin E, canxi, magie, kẽm,… và chứa khoảng 18,5% lượng carbohydrate. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người băn khoăn liệu người tiểu đường có ăn được nếp cẩm không? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để giải đáp được thắc mắc này nhé!
Nếp cẩm hay còn có tên gọi khác gạo đen hay bổ huyết mễ, là thực phẩm có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng hơn so với lúa gạo thông thường. Cụ thể, trong nếp cẩm sẽ chứa đến 20% chất béo, 6,8% thành phần chứa protein cùng 8 loại axit amin, carotene và các nguyên tố vi lượng khác.
Bên cạnh đó, các chất như chất chống oxy hóa, lượng chất xơ hay vitamin E có trong nếp cẩm khá cao. Tỉ lệ dinh dưỡng của nếp cẩm giống như các hoa quả có màu tím khác (mâm xôi, việt quất). Vì vậy, có thể thay đổi việc ăn gạo trắng bằng nếp cẩm sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng trong bữa ăn cao hơn.
Nếp cẩm có rất nhiều giá trị dinh dưỡng hỗ trợ tích cực và sức khỏe của con người. Vậy người tiểu đường có ăn được nếp cẩm không?
Nếp cẩm được đánh giá là thực phẩm chứa chỉ số đường huyết cao, không kém các loại sản phẩm từ lúa gạo, nếp thông thường. Do đó, có nhiều ý kiến cho rằng nên hạn chế hoặc tránh sử dụng nếp cẩm khi mắc bệnh tiểu đường. Nhưng điều này không có nghĩa rằng bệnh nhân tiểu đường cần loại bỏ hoàn toàn nếp cẩm hoặc các món ăn có chứa hàm lượng tinh bột khác triệt để khỏi chế độ ăn uống.
Trên thực tế, cơ thể chúng ta cần được cung cấp đầy đủ những loại chất dinh chất khác nhau để có thể đáp ứng nhu cầu hấp thu và trao đổi chất của cơ thể. Khi cơ thể bị thiếu hoặc không cung cấp đủ lượng đường bột thì nguồn năng lượng sẽ dần bị suy giảm và gây các vấn nghiêm trọng về sức khỏe khác như suy nhược, mệt mỏi, hạ huyết áp,...
Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc ăn nếp cẩm sẽ giúp bổ sung nhiều dinh dưỡng khác nhau, hỗ trợ làm chậm quá trình cơ thể hấp thụ glucose hơn so với bình thường khi ăn cơm. Nhờ vậy, cơ thể chúng ta sẽ giảm thiểu được nguy cơ tăng huyết áp đột ngột, ổn định sức khỏe và các biến chứng liên quan đến đường huyết. Những tác dụng trên có được nhờ chất thành phần xơ trong nếp cẩm có hàm lượng cao hơn thông thường.
Ngoài ra, loại chất xơ này cũng rất có lợi trong việc kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa bệnh béo phì dễ dàng hơn. Khi ăn nếp cẩm sẽ giúp bạn có cảm giác no lâu hơn so với ăn lúa gạo và giảm cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó, khi sử dụng nếp cẩm bệnh nhân tiểu đường còn có hiệu quả trong việc hạn chế lượng insulin.
Giá trị dinh dưỡng nếp cẩm nhiều nhưng chỉ số tải lượng đường huyết trong nếp cẩm còn cao. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường cần lưu ý điều chỉnh lượng nếp cẩm cần hấp thụ.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được cho câu hỏi “người tiểu đường có ăn được nếp cẩm không?”. Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để quyết định chọn gạo nếp cẩm vào thực đơn của bản thân một cách hợp lý nhất.
Xem thêm:
Người tiểu đường uống Yakult được không?
Tại sao người tiểu đường hay đói? Cách làm giảm cảm giác đói ở người bị tiểu đường
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.