Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Người tiểu đường có ăn được rau muống không? Tiểu đường nên ăn rau gì?

Ngày 25/01/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Các loại rau xanh được đánh giá là tốt cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Đâu là những loại rau mà người bị tiểu đường nên ăn? Người tiểu đường có ăn được rau muống không? Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn khám phá các loại rau tốt cho bệnh tiểu đường.

Khi mắc bệnh tiểu đường, bạn phải tuân thủ một chế độ ăn uống đầy đủ khoáng chất nhưng cần kiêng cữ một số loại thực phẩm. Rau xanh là chìa khóa của chế độ ăn kiêng cho bệnh nhân tiểu đường. Một trong những thắc mắc phổ biến nhất chính là người tiểu đường có ăn được rau muống không và nên ăn như thế nào. Bài viết sau sẽ giải đáp giúp bạn!

Giải đáp: Người tiểu đường có ăn được rau muống không?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể thêm rau muống vào khẩu phần ăn hàng ngày. Nguyên nhân là chỉ số đường huyết của rau muống khá thấp với GI = 10. Rau muống còn chứa ít calo nên bạn sẽ không bị tăng đường huyết sau khi ăn. Tóm lại, bổ sung rau muống vào thực đơn ăn của người bị tiểu đường sẽ giúp mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Người tiểu đường có ăn được rau muống không? Tiểu đường nên ăn rau gì? 1 Đáp án của câu hỏi “Người tiểu đường có ăn được rau muống không?” là có

Theo các tài liệu Đông y, rau muống có vị ngọt, tính mát, tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lợi niệu, chỉ huyết tốt. Rau muống thích hợp dùng cho những trường hợp nóng trong, khó tiểu tiện, ngộ độc thức ăn, tiểu ra máu, xuất huyết dạ dày, chảy máu cam

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, giá trị dinh dưỡng của rau muống cao, chất chống oxy hóa và chất xơ phong phú. Ăn rau muống sẽ giúp bệnh nhân mắc tiểu đường kiểm soát đường huyết, phòng ngừa biến chứng hiệu quả.

Rau muống có lợi ích gì với người bệnh tiểu đường?

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, rau muống mang đến nhiều công dụng tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Cụ thể là:

Hỗ trợ hạ đường huyết

Nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình điều trị và phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường chính là kiểm soát đường huyết. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, rau muống có công dụng hạ đường huyết sau khi ăn ở những người mắc tiểu đường type 2. Tác dụng này hoạt động tương tự thuốc hạ đường huyết Tolbutamid và giúp giảm đường huyết lúc đói khá hiệu quả.

Bên cạnh đó, chỉ số đường huyết ở mức thấp cùng lượng chất xơ dồi dào trong rau muống còn mang đến lợi ích kiểm soát đường huyết sau ăn hiệu quả.

Giảm cholesterol và ngăn ngừa biến chứng tim mạch

Tăng đường huyết và cholesterol gây xơ vữa động mạch là một trong các nguyên nhân chính gây biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường. Các căn bệnh nguy hiểm có thể kể đến là nhồi máu cơ tim, mạch vành, đột quỵ.

Người tiểu đường có ăn được rau muống không? Tiểu đường nên ăn rau gì? 2 Rau muống giúp ngăn ngừa biến chứng tim mạch

Theo một số nghiên cứu khoa học, rau muống có công dụng làm giảm Triglycerid máu và Cholesterol. Các chất xơ và chất chống oxy hóa lớn trong rau muống như Beta-caroten sẽ góp phần làm hạn chế cholesterol hấp thu vào cơ thể, điều hòa tốt lượng mỡ trong máu. Chính vì thế, ăn rau muống sẽ giúp người mắc tiểu đường ngăn ngừa, hạn chế sự tiến triển của bệnh tim mạch, nhất là bệnh nhân đái tháo đường type 2 đi kèm rối loạn mỡ máu.

Hỗ trợ kiểm soát cân nặng

Nguy cơ hàng đầu của bệnh nhân tiểu đường là béo phì. Tình trạng này còn gây rối loạn mỡ máu, giảm khả năng tổng hợp Insulin của tuyến tụy. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của người mắc bệnh tiểu đường là kiểm soát cân nặng.

Lượng chất xơ dồi dào trong rau muống sẽ giúp bệnh nhân no nhanh và no lâu hơn, hạn chế việc ăn uống, hấp thu năng lượng, hỗ trợ giảm cân tốt. Chưa kể, rau muống có ít calo nên khá phù hợp để có mặt trong thực đơn kiểm soát cân nặng của người bệnh.

Ngăn ngừa chứng táo bón và khó tiêu

Rau muống có tính mát, công dụng giải độc, thanh nhiệt nên có thể điều trị khó tiêu, đầy bụng, táo bón. Lượng chất xơ trong rau muống còn giúp bạn nhuận tràng hiệu quả, giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa vì nhiều nguyên nhân. Chính vì thế, rau muống tốt cho các bệnh nhân tiểu đường mắc chứng táo bón, khó tiêu.

Phòng ngừa biến chứng về mắt của bệnh tiểu đường

Các biến chứng của người mắc bệnh tiểu đường về thị lực có thể kể đến là thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể. Rau muống có chứa các chất chống oxy hóa nhóm Carotenoid như Lutein, Beta-caroten và Zeaxanthin với công dụng phòng ngừa đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng hiệu quả, tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.

Người tiểu đường có ăn được rau muống không? Tiểu đường nên ăn rau gì? 3 Ăn rau muống giúp phòng ngừa biến chứng về mắt

Phòng ngừa thiếu máu, hạn chế biến chứng tiểu đường thai kỳ

Theo nghiên cứu năm 2012, lượng chất chống oxy hóa dồi dào trong rau muống như Carotenoid, Kẽm, Vitamin C, Vitamin E có công dụng giảm căng thẳng, phòng ngừa dị tật bẩm sinh cùng các bệnh lý trên thai nhi khá tốt.

Bên cạnh các biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường, thiếu máu cũng là căn bệnh thường gặp ở các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Để chữa trị và phòng tránh điều này, bạn nên ăn rau muống để được bổ sung sắt và folate.

Người tiểu đường nên ăn rau gì?

Việc ăn đa dạng các loại thực phẩm, rau xanh sẽ giúp cơ thể bệnh nhân tiểu đường luôn khỏe mạnh. Bạn hãy ưu tiên chọn các loại rau với chỉ số GI thấp để giúp ngăn ngừa chỉ số đường huyết tăng. Cơ thể con người sẽ hấp thụ đường vào máu nhanh hơn nếu bạn tiêu thụ thực phẩm có chỉ số GI cao hơn so với những thực phẩm GI thấp.

Theo các bác sĩ, bệnh nhân tiểu đường nên chọn ăn các loại rau có chỉ số GI thấp để tránh khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột. Một số loại rau tốt cho người bị tiểu đường có thể kể đến là bông cải xanh, bắp cải, măng tây, súp lơ, rau diếp, ớt, đậu xanh, cà tím, rau cần tây, rau bina, hạt đậu tuyết.

Người tiểu đường có ăn được rau muống không? Tiểu đường nên ăn rau gì? 4 Rau bina rất tốt cho người bị tiểu đường

Dưới đây là những loại rau bạn nên ăn:

  • Rau có hàm lượng nitrat cao có công dụng cải thiện sức khỏe, giảm huyết áp. Bạn nên ăn củ cải đường, nước ép củ cải, cây đại hoàng.
  • Rau cung cấp lượng chất đạm giúp no lâu, giảm ham muốn ăn vặt. Tùy thuộc vào cân nặng và giới tính, mức độ hoạt động của từng bệnh nhân mà lượng protein khuyến nghị sẽ thay đổi. Các loại rau chứa nhiều protein bao gồm măng tây, rau bina, bông cải xanh, mù tạt xanh, bắp cải Brucxen, súp lơ.
  • Rau giàu chất xơ giúp kiểm soát glucose, giảm táo bón, giảm cholesterol trong máu, kiểm soát cân nặng. Mỗi ngày, phụ nữ cần bổ sung 25g chất xơ, nam giới cần 38g chất xơ. Con số này sẽ thay đổi tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể, sức khỏe tổng thể và nhiều yếu tố khác. Rau và trái cây chứa nhiều chất xơ mà bạn có thể ăn là cà rốt, bông cải xanh, đậu Hà Lan, bắp cải, củ cải, bơ.

Rau muống là món ăn đơn giản, phổ biến và dễ chế biến, tốt cho sức khỏe. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có được lời giải đáp cụ thể nhất cho thắc mắc người tiểu đường có ăn được rau muống không. Bên cạnh việc uống thuốc đúng chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân hãy thay đổi lối sống sinh hoạt và xây dựng khẩu phần ăn uống lành mạnh để kiểm soát đường huyết và cải thiện sức khỏe nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm