Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguồn gốc bệnh Alzheimer là gì và cách phòng ngừa

Ngày 20/06/2024
Kích thước chữ

Alzheimer là một bệnh gây suy giảm trí nhớ đặc biệt nguy hiểm ở người cao tuổi. Mặc dù có tỷ lệ mắc cao nhưng không phải cũng biết nguồn gốc bệnh Alzheimer bắt đầu từ đâu.

Bệnh Alzheimer là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người cao tuổi, không chỉ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ và khả năng nhận thức mà còn đặt ra nhiều câu hỏi về nguyên nhân và nguồn gốc của nó. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nguồn gốc bệnh Alzheimer là gì trong bài viết dưới đây.

Bệnh Alzheimer là gì?

Bệnh Alzheimer là một dạng bệnh thoái hóa thần kinh, được đặc trưng bởi sự suy giảm dần dần của các chức năng nhận thức và trí nhớ. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng mất trí nhớ (dementia) ở người cao tuổi. Bệnh Alzheimer thường bắt đầu từ từ và tiến triển dần theo thời gian, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Kể từ khi nguồn gốc bệnh Alzheimer được phát hiện, trung bình người mắc bệnh này chỉ có thể sống được từ 8 - 10 năm kể từ thời điểm mắc bệnh. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có cơ hội sống lâu hơn nếu được thăm khám và điều trị kịp thời. Diễn biến của bệnh nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào từng người. Mặc dù nguyên nhân của bệnh Alzheimer không hoàn toàn do yếu tố di truyền, nhưng những người có bố mẹ mắc Alzheimer thường có khả năng mắc cao hơn. Nguy cơ này tăng gấp đôi mỗi 5 năm sau 65 tuổi.

Nguồn gốc bệnh Alzheimer là gì và cách phòng ngừa 1
Alzheimer là bệnh lý làm ảnh hưởng đến tư duy và ghi nhớ

Nguồn gốc bệnh Alzheimer

Nguồn gốc bệnh Alzheimer được đặt theo tên của Tiến sĩ Alois Alzheimer. Năm 1906, bác sĩ Alzheimer phát hiện những thay đổi bất thường trong mô não của một người phụ nữ tử vong vì một căn bệnh tâm thần. Các triệu chứng của bệnh nhân bao gồm mất trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ và hành vi không thể đoán trước. Sau khi bệnh nhân qua đời, ông kiểm tra não và phát hiện nhiều khối bất thường (sau này gọi là mảng amyloid) và các bó sợi rối (sau này gọi là neurofibrillary hoặc "đám rối").

Sự hình thành của mảng amyloid và đám rối trong não hiện được xem là một trong những đặc điểm chính và là nguồn gốc của bệnh Alzheimer. Một tình trạng khác quan sát thấy ở bệnh nhân là sự mất kết nối giữa các tế bào thần kinh (nơron) trong não, vốn giúp truyền thông điệp giữa các phần khác nhau của não và từ não đến các cơ quan trong cơ thể.

Những phát hiện của bác sĩ Alzheimer đã mở đường cho các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn về những thay đổi phức tạp trong não liên quan đến khởi phát và tiến triển của bệnh Alzheimer. Các chuyên gia cho rằng những thay đổi trong não đã xảy ra từ một thập kỷ trước khi các triệu chứng mất trí nhớ và nhận thức khác xuất hiện.

Trong giai đoạn tiền lâm sàng, bệnh Alzheimer thường không có bất cứ triệu chứng nào, nhưng những thay đổi bất thường đã diễn ra trong não. Một số mảng amyloid và đám rối thần kinh được hình thành, nhiều tế bào thần kinh khỏe mạnh chết đi, mất kết nối với các tế bào khác. Ngoài ra, nhiều thay đổi phức tạp khác trong não cũng được cho là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer.

Tổn thương ban đầu của tình trạng giảm trí nhớ do Alzheimer thường xảy ra ở vùng hồi hải mã và vỏ não - hai bộ phận quan trọng trong việc lưu giữ ký ức. Khi nhiều tế bào thần kinh chết đi, các phần còn lại của não cũng bị ảnh hưởng, bắt đầu giảm hoạt động và co lại. Khi Alzheimer tiến đến giai đoạn cuối, tổn thương trên não đã lan rộng và thu hẹp toàn bộ mô não.

Nguồn gốc bệnh Alzheimer là gì và cách phòng ngừa 2
Alzheimer xuất phát từ sự hình thành mảng amyloid và đám rối trong não

Triệu chứng của bệnh Alzheimer

Về trí nhớ

Triệu chứng bệnh Alzheimer có thể biểu hiện từ nhẹ đến nặng bao gồm:

  • Đôi khi gặp khó khăn khi nhớ tên, từ ngữ hoặc nơi để đồ vật.
  • Liên tục hỏi đi hỏi và nói lại một vấn đề.
  • Quên lịch hẹn hoặc các sự kiện quan trọng.
  • Đặt sai vị trí đồ vật thường dùng.
  • Bị thất lạc đồ ở những địa điểm quen thuộc.
  • Không nhớ tên những người thân thiết trong gia đình.
  • Khó khăn trong việc bày tỏ suy nghĩ hoặc tham gia vào các cuộc trò chuyện.
Nguồn gốc bệnh Alzheimer là gì và cách phòng ngừa 3
Người bệnh có các biểu hiện suy giảm trí nhớ từ nhẹ đến nặng

Thay đổi hành vi

Các hoạt động hàng ngày thực hiện theo thứ tự cũng trở nên khó khăn đối với bệnh nhân mắc Alzheimer. Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể quên cách thực hiện các công việc cơ bản như mặc quần áo, tắm rửa hoặc chuẩn bị bữa ăn.

  • Chán nản với các hoạt động, thường tự cô lập mình với xã hội.
  • Không tin tưởng vào người khác.
  • Tức giận hoặc gây hấn.
  • Đảo lộn giờ giấc và các thói quen sinh hoạt.
  • Ảo giác, tự tưởng tượng bị mất cắp điều gì đó.
  • Hay bỏ đi lang thang.

Cách giảm nguy cơ mắc Alzheimer ở người cao tuổi

Dựa theo những nghiên cứu về nguồn gốc bệnh Alzheimer, không có cách để phòng ngừa bệnh cụ thể, tuy nhiên chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp có thể giúp giảm khả năng gây nên bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi:

  • Ăn uống đủ chất và lành mạnh: Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như trái cây, rau xanh và chất béo lành mạnh. Các chế độ ăn như Địa Trung Hải hay DASH đã được chứng minh là có lợi.
  • Hoạt động thể chất đều đặn: Thường xuyên tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến não bộ.
  • Hoạt động trí tuệ: Tham gia các hoạt động kích thích trí não như đọc sách, giải đố, học ngoại ngữ hoặc chơi các trò chơi tư duy.
  • Xã giao và kết nối xã hội: Duy trì mối quan hệ xã hội và tham gia các hoạt động cộng đồng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Kiểm soát các yếu tố nguy cơ sức khỏe: Quản lý tốt các bệnh lý mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường và cholesterol cao. Giảm dần việc sử dụng các đồ uống kích thích và gây nghiện như rượu bia, cà phê.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ chất lượng và đủ thời gian giúp não bộ phục hồi và loại bỏ các chất độc hại liên quan đến bệnh Alzheimer.
  • Kiểm soát căng thẳng: Sử dụng các kỹ thuật giảm stress như thiền, yoga hoặc hít thở sâu để giữ tinh thần thư thái.
Nguồn gốc bệnh Alzheimer là gì và cách phòng ngừa 4
Đọc sách giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Trên đây là thông tin về nguồn gốc bệnh Alzheimer và các biện pháp làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Hãy chia sẻ bài viết rộng rãi để nhiều người cùng hiểu thêm về bệnh lý này nhé.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin