Long Châu

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách sơ cứu căng cơ bàn chân

Ngày 30/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Căng cơ lòng bàn chân gây ra những khó khăn khi di chuyển làm ảnh hưởng đến sinh hoạt ngày. Vậy căng cơ bàn chân là bệnh gì, có nguy hiểm không hãy cùng tham khảo ngay qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Đôi chân chính là nền móng nâng đỡ của cả cơ thể. Với cấu trúc phức tạp, bàn chân luôn dễ dàng đối diện với nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý liên quan, trong đó là tình trạng căng cơ bàn chân. Để tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng này hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu nhé!

Căng cơ bàn chân là bệnh gì?

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách sơ cứu căng cơ bàn chân  1 Căng cơ bàn chân gây ra cảm giác đau, khó chịu cho người bệnh

Căng cơ lòng bàn chân là bệnh xảy ra khi nhóm cơ ở bàn chân gặp tổn thương hoặc bị căng giãn quá mức. Từ đó gây ra cảm giác đau, khó chịu cho người bệnh, gây trở ngại trong các hoạt động của chân và của cả cơ thể.

Khi một người bị căng cơ bàn chân làm tổn thương cơ bắp, các sợi cơ và dây chằng gắn vào bắp thịt ở bàn chân sẽ bị xé rách một phần hoặc toàn bộ. Vì vậy căng cơ ở lòng bàn chân gây ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ, dẫn đến chảy máu cục bộ hoặc bầm tím, chuột rút co cứng và đau nhức tại chỗ tổn thương.

Những nguyên nhân gây căng cơ bàn chân phổ biến nhất

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách sơ cứu căng cơ bàn chân 2 Tập luyện thể thao quá sức dễ gây căng cơ ở bàn chân

Các chấn thương gặp phải khi chơi thể thao do va chạm, té ngã, sai tư thế, không khởi động kỹ,… Đi, đứng, ngồi với bàn chân đặt sai tư thế rất dễ gây căng cơ bàn chân. Bên cạnh đó, việc chuyển hướng, thay đổi tốc độ vận động một cách đột ngột khiến bàn chân không kịp thích ứng cũng có thể gây căng cơ. Thói quen mang giày cao gót, đứng lâu trên giày cao gót hoặc thói quen nhón chân cũng là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng căng cơ này. 

Kích cỡ giày chênh lệch với chân (rộng quá hoặc chật quá) hay thói quen đi chân không trên các bề mặt gồ ghề, không bằng phẳng cũng gây áp lực xấu lên bàn chân.

Bên cạnh đó, người có tiền sử mắc các bệnh xương khớp ở bàn chân như viêm khớp dạng thấp, bệnh Gout cũng gây căng cơ chân và phát sinh nhiều biến chứng đau nhức khác. Bệnh thừa cân, béo phì gây áp lực lên đôi chân khi di chuyển, đặc biệt là các khớp chân, vì thế dễ gây nên tình trạng căng cơ ở chân.

Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của căng cơ lòng bàn chân

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách sơ cứu căng cơ bàn chân  3 Hiện tượng căng cơ ở bàn chân gây đau nhức, tê bì chân

Khi mới bắt đầu xuất hiện hoặc khi bệnh ở thể nhẹ, dấu hiệu căng cơ thường không kéo dài. Thay vào đó, cảm giác căng cơ ở bàn chân nhanh chóng mất đi khi người bệnh ngừng hoạt động và nghỉ ngơi. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuyệt đối chú ý nếu các dấu hiệu căng cơ nơi bàn chân bắt đầu xuất hiện với tần suất dày đặc hơn như:

  • Đau nhức, cảm giác tê bì xuất hiện ở bàn chân và có thể lây lan ra vùng rộng.
  • Trường hợp phần cơ bị tổn thương nghiêm trọng gây sưng nề hoặc bầm tím tùy mức độ.
  • Cơn đau xuất hiện đột ngột, đau dai dẳng liên tục trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày.
  • Vận động của chân và cơ thể khó khăn.

Nếu tình trạng căng cơ bàn chân bị bỏ qua và không được điều trị kịp thời thì cơ chế tự nhiên của cơ thể buộc phải lấy canxi từ những vùng khác bù đắp vào nơi bị tổn thương. Lâu dần có thể khiến gót chân và các cơ bàn chân bị chèn ép bất thường, xương gót chân bị chồi ra khiến đâm rách các mô xung quanh. Tình trạng này khiến bệnh nhân càng đau nhức, khó chịu và gây thoái hóa cấp cổ chân, viêm cơ cũng là hệ quả của chứng căng cơ này.

Cách sơ cứu căng cơ bàn chân đơn giản nhất

Để xử lý các cơn đau cấp tính gây ra do căng cơ bàn chân thì việc sơ cứu ban đầu là vô cùng cần thiết. Khi bị căng cơ chân bạn nên thực hiện các phương pháp sau:

  • Ngồi yên, không cử động chân, thả lỏng và chườm lạnh từ 10 – 15 phút/ lần với túi đá. Nên chườm cách nhau khoảng 2 tiếng để giúp làm giảm đau nhức và hạn chế sưng nề.
  • Tuyệt đối không thoa dầu nóng hay nắn bóp mạnh tay vì điều này sẽ gây tụ máu bầm, đứt các mao mạch nhỏ dưới da từ đó khiến tình trạng khó xử lý và chữa trị hơn.
  • Tình trạng này thường sẽ có thể tự khỏi sau 2 – 3 ngày tuy nhiên trong trường hợp nếu đau nhức tiến triển kéo dài, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám sớm, tránh các biến chứng bất lợi.

Có thể thấy sức khoẻ của đôi bàn chân là cực kỳ quan trọng vì chúng là cơ sở nâng đỡ và định hình dáng của toàn bộ cơ thể. Chính vì vậy, bạn cần tuyệt đối không nên phớt lờ bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của bàn chân. Mọi sự thăm khám và can thiệp từ sớm đều sẽ mang lại kết quả điều trị cao hơn và rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nguyên nhân, dấu hiệu và cách sơ cứu căng cơ bàn chân. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn phòng ngừa và điều trị căng cơ chân hiệu quả.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm