Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng ngủ trưa dậy bị đau đầu thường gây ra tình trạng uể oải, mệt mỏi và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đâu và cách khắc phục thế nào?
Ngủ trưa dậy có cảm giác đau đầu thường gặp ở nhiều người với các mức độ khác nhau. Việc tìm hiểu những đặc điểm của chứng bệnh này sẽ giúp mọi người chủ động hơn trong việc điều trị.
Ngủ trưa dậy đau đầu thường bắt nguồn từ nguyên nhân cơ học và bệnh lý. Cụ thể:
Do ngủ nhiều
Thông thường, một giấc ngủ trưa thường sẽ kéo dài từ 20 đến 60 phút. Chính vì vậy, nếu như bạn ngủ quá khoảng thời gian này thì cơ thể sẽ chuyển từ trạng thái ngủ nông sang ngủ sâu. Vì vậy mà sẽ khiến cho trung thần kinh tăng lên, lượng máu não giảm xuống và quá trình trao đổi chất bị chậm lại. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ trưa dậy bị đau đầu và các triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, chóng mặt.
Ngủ không đủ giấc
Ngủ không đủ giấc cũng có thể là nguyên nhân khiến cho bạn ngủ trưa dậy bị đau đầu. Rất nhiều người thường mất nhiều thời gian để ngủ trưa, giấc ngủ chập chờn, ngủ trằn trọc. Thời gian ngủ vào buổi trưa từ 15 phút trở lên mới đảm bảo được.
Do nằm sai tư thế
Rất nhiều người có thói quen nằm úp sấp, nằm nguyên một tư thế hay kê gối quá cao khi ngủ. Việc nằm sai tư thế mỗi khi ngủ sẽ gây ra tình trạng ngủ dậy bị đau đầu, mệt mỏi.
Không nghỉ ngơi sau khi ngủ dậy
Sau khi vừa mới ngủ dậy, bạn không nên làm việc ngay lập tức. Thay vào đó, bạn hãy hoạt động nhẹ nhàng trong 5 đến 10 phút và uống thêm một cốc nước. Điều này sẽ khiến cho cơ thể bạn trở nên sảng khoái và thoải mái hơn để làm việc về chiều.
Ngoài các yếu tố bên ngoài thì ngủ trưa dậy bị đau đầu có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như huyết áp cao, thiếu máu não, u não, trầm cảm…
Thiếu máu não
Thiếu máu não thường gây ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ trưa và tối. Khi thiếu máu não, lưu lượng máu dẫn đến não bị suy giảm. Điều này khiến cho khả năng cung cấp oxy và các dưỡng chất cần thiết cho não bộ bị giảm. Khi ấy, người bệnh sẽ gặp phải biến chứng đó là đột quỵ hoặc tai biến mạch máu não.
Huyết áp cao
Khi bị huyết áp cao, máu sẽ gây áp lực lớn lên não bộ. Từ đó sẽ dẫn đến hiện tượng ngủ trưa dậy bị đau đầu. Tuy xảy ra khá phổ biến ở người già nhưng huyết áp cao cũng đang có xu hướng trẻ hóa dần.
Trầm cảm
Một trong số những nguyên nhân dẫn đến rối loạn giấc ngủ đó là trầm cảm. Khi ấy, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng đau đầu mỗi khi ngủ dậy. Không những vậy, người bị trầm cảm sẽ có thể bị đau đầu vào bất cứ thời điểm nào ở trong ngày.
Muốn khắc phục tình trạng này, bạn có thể thực hiện các cách giảm đau đầu sau:
Massage
Nếu ngủ dậy bị đau đầu, chóng mặt, bạn có thể áp dụng phương pháp massage đầu. Theo đó bạn hãy sử dụng tay để bấm huyệt ở vị trí của hai bên thái dương để làm dịu các cơn đau, thư giãn thần kinh và giúp máu được lưu thông.
Nghỉ ngơi
Sau khi vừa mới ngủ trưa dậy, thay vì làm việc ngay tức khắc thì bạn hãy thư giãn cơ thể rồi mới bắt đầu làm công việc buổi chiều. Bởi nếu như não bộ chưa thể trở lại với trạng thái bình thường thì sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, uể oải. Chính vì vậy, sau khi thức dậy vào buổi trưa, bạn hãy đi lại, nghỉ ngơi và uống nước trong vòng 10 đến 15 phút rồi hãy bắt đầu làm việc nhé.
Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên
Để cải thiện tình trạng đau đầu sau khi ngủ dậy, bạn có thể sử dụng các loại thảo dược tự nhiên như tâm sen, lạc tiên, bình vôi. Những thảo dược này sẽ giúp bạn có được giấc ngủ sâu và ngon, cải thiện tình trạng mất ngủ, trằn trọc một cách hiệu quả.
Thực hiện việc chườm đá
Sử dụng đá lạnh để chườm sẽ có tác dụng khắc phục tình trạng đau đầu sau khi ngủ trưa dậy. Theo đó, nhiệt độ lạnh của đá sẽ làm tê liệt dây thần kinh và làm giảm các cơn đau đầu một cách rõ rệt.
Uống trà gừng để làm giảm các cơn đau đầu
Uống gì để giảm đau đầu? Trà gừng có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Việc uống trà gừng không những làm thuyên giảm các cơn đau đầu mà còn đem lại các tác dụng khác như giảm buồn nôn, tăng cường hệ miễn dịch và chống viêm nhiễm. Nếu bạn gặp tình trạng đau đầu chóng mặt buồn nôn, thì có thể làm thử biện pháp này.
Ngủ trưa dậy bị đau đầu nếu không được khắc phục kịp thời sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài. Do đó, bạn nên có những biện pháp điều trị phù hợp để tình trạng nhanh chóng có sự cải thiện nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.