Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn nên làm gì nhanh khỏi?

Ngày 19/11/2022
Kích thước chữ

Sáng ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn là hiện tượng nhiều người gặp phải. Nguyên nhân gây ra có thể do chứng rối loạn tiền đình, ngủ không đủ giấc, không đúng tư thế... Bệnh nhân cần chú ý theo dõi vì cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý cần được kịp thời thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Chóng mặt, buồn nôn không phải bệnh lý, đó là một triệu chứng của một bệnh lý nào đó đang diễn ra. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy chóng mặt khi ngủ dậy, có thể đây là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe mà bạn đang gặp phải.

Nguyên nhân sáng ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ dậy bị đau đầu chóng mặt buồn nôn chứ không nhất thiết là do bệnh lý. Có thể kể đến như:

Ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn nên làm gì nhanh khỏi? 1 Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn.

Do ngủ không sâu, không đủ giấc

Giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu dù đủ 7 – 8 tiếng thì các cơ quan trong cơ thể vẫn chưa được phục hồi khiến bạn gặp phải tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, đôi khi là buồn nôn, nôn sau khi ngủ dậy.

Kê gối quá cao khi ngủ

Nếu dùng gối đầu quá cao, quá cứng, gối lên thành ghế hoặc thành giường khi ngủ không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến cột sống, đốt sống cổ và gây ra hiện tượng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn sau khi ngủ dậy.

Sử dụng điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ

Các thiết bị điện tử ảnh hưởng không tốt đến não bộ và thị lực của bạn. Nếu sử dụng quá nhiều trước khi đi ngủ sẽ ngăn ngừa tiết melatonin gây ra hiện tượng đau đầu chóng mặt thường xuyên khi tỉnh dậy.

Phòng ngủ nhiều ánh sáng

Melatonin là hormone được não bộ tiết ra để điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ. Khi bạn sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều hoặc không tắt đèn, các thiết bị điện tử sẽ khiến quá trình sản xuất melatonin bị hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ khiến bạn ngủ không sâu giấc, sáng dậy chóng mặt buồn nôn.

Tư thế ngủ không đúng

Làm việc quá khuya, ngủ gục trên bàn, ngủ trên ghế sô pha khiến lượng máu lên não giảm, gây ra hiện tượng ù tai, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn khi ngủ dậy.

Do bệnh lý

Ngoài ra, tình trạng này còn xuất phát từ các bệnh lý như huyết áp thấp, rối loạn tiền đình, bệnh về dạ dày…

Sáng ngủ dậy bị đau đầu chóng mặt buồn nôn là bệnh gì?

 Hiện tượng sáng ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn có thể là do tiền đình yếu hoặc là dấu hiệu của bệnh lý. Có thể dựa vào biểu hiện để phán đoán tình trạng mà bạn gặp phải.

Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là hiện tượng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhiều ở người trong độ tuổi trưởng thành. Bệnh do nhiều nguyên nhân như huyết áp thấp, thiếu máu, mắc bệnh lý về tim, thường xuyên căng thẳng mệt mỏi, tổn thương dây thần kinh số 8, chấn thương, tuổi tác khiến cơ thể lão hóa…

Ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn nên làm gì nhanh khỏi? 2Nguyên nhân có thể là do tiền đình yếu hoặc là dấu hiệu của bệnh lý.

Biểu hiện thường gặp: 

  • Chóng mặt đi kèm hoa mắt, đau đầu ù tai, buồn nôn, mất thăng bằng.
  • Ban đầu chỉ là một cơn chóng mặt đột ngột, thoáng qua khiến người bệnh thường không chú ý.
  • Rối loạn thính giác, dễ ngã do mất cân bằng.
  • Tâm lý thay đổi, khó tập trung, giảm khả năng chú ý.

Thiểu năng tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não cũng là một trong những nguyên nhân gây buồn nôn chóng mặt vào buổi sáng.

Thường được gọi là rối loạn tuần hoàn não, là trạng thái suy giảm lượng máu nuôi não. Xuất phát từ những nguyên nhân như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, xơ cứng mạch não, suy thận mạn. Ngoài ra, bệnh cũng có thể do một số yếu tố khác như nghiện rượu bia, thuốc lá, thừa cân, ít vận động, thường xuyên căng thẳng mệt mỏi.

Biểu hiện thường gặp:

  • Chóng mặt, buồn nôn, nặng đầu khi thay đổi tư thế
  • Không có biểu hiện đi lảo đảo
  • Thường bị các triệu chứng này vào lúc nửa đêm hoặc gần sáng
  • Ngoài ra, còn có một số biểu hiện như giảm khả năng tư duy, hay quên, kém tập trung.

Huyết áp thấp

Huyết áp thấp hay chứng giảm huyết áp thường xảy ra do mất nước, chuyển tư thế ngột đột, cơ thể phản ứng ngược với các loại thuốc. Ngoài ra, tình trạng này còn thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, người bị đái tháo đường hoặc mắc các bệnh về thần kinh ngoại biên.

Biểu hiện thường gặp:

  • Suy nhược cơ thể, người mệt mỏi khó chịu.
  • Đau đầu nhẹ, thị lực giảm, tim đập nhanh.
  • Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.
  • Đỏ mặt, có cảm giác hồi hộp.
  • Mất ý thức tạm thời.
Ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn nên làm gì nhanh khỏi? 3 Bệnh lý về dạ dày, tá tràng là một trong những nguyên nhân.

Bệnh lý về dạ dày – tá tràng 

Hiện tượng sáng ngủ dậy bị chóng mặt, buồn nôn cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về dạ dày. Có thể kể đến như đau, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mãn tính. 

Triệu chứng viêm loét dạ dày:

  • Đau nóng rát vùng thượng vị, đau khi thay đổi thời tiết, đặc biệt là khi đói hoặc lúc mới ngủ dậy.
  • Đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu, tụt huyết áp, chóng mặt, buồn nôn, nôn, ăn vào đỡ đau.
  • Nếu xuất huyết tiêu hóa có thể xuất hiện tình trạng mất máu nhiều, đi ngoài phân đen.

Triệu chứng viêm đại tràng:

  • Đau vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn.
  • Đau dọc khung đại tràng, đau âm ỉ hoặc quặn từng cơn, có cảm giác mót đi ngoài.
  • Đầy bụng, khó tiêu, khi táo bón, khi tiêu chảy.
  • Đi ngoài có nhầy lẫn máu.
  • Thiếu máu, chóng mặt, hoa mắt, nôn hoặc buồn nôn sau khi ngủ dậy do bệnh đã chuyển biến nguyên trọng. 

Các bệnh lý khác

Bên cạnh các bệnh lý trên, tình trạng sáng ngủ dậy thấy chóng mặt buồn nôn có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như suy giáp, suy thượng thận, nhồi máu não, u tiểu não, xơ cứng rải rác… Ngoài ra, tình trạng này còn có thể xuất hiện do nhiễm trùng hoặc rối loạn tai trong, chấn thương đầu, hệ thống tiền đình thoái hóa.

Làm gì để cải thiện tình trạng ngủ dậy đau đầu chóng mặt buồn nôn?

Ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn nên làm gì nhanh khỏi? 4 Tránh xa thiết bị điện tử trước khi ngủ để không bị bị buồn nôn chóng mặt.

Khi hiện tượng đau đầu chóng mặt buồn nôn diễn ra thường xuyên, trên 5 – 7 ngày thì bạn cần nhanh chóng thăm khám để các bác sĩ chuyên khoa xác định nguyên nhân và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, cũng cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho phù hợp. Cụ thể như sau: 

  • Cần uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể hoạt động bình thường.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu sắt bổ máu như thịt lườn gà, thịt bò, bí đỏ, sữa, trứng, đậu nành…
  • Tăng cường ăn rau xanh, rau củ có màu xanh đậm đặc biệt là các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa.
  • Lựa chọn môi trường ngủ yên tĩnh, ngủ đúng tư thế, đủ giấc đúng giờ, ít nhất 8 tiếng/ngày và phải ngủ trước 23h. Trước khi ra khỏi giường nên ngồi dậy từ từ, vận động tay chân nhẹ nhàng rồi mới đứng lên.
  • Tập thể dụng đều đặn, hít sâu thở chậm, có thể tập yoga, ngồi thiền, chạy bộ, đi bộ, bơi lội, đạp xe để thư giãn tinh thần, nâng cao sức khỏe. 
  • Ngưng sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ 2 tiếng.

Có thể thấy hiện tượng sáng ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn có thể liên quan đến rất nhiều bệnh lý. Nếu sau khi áp dụng các biện pháp cải thiện trên mà vẫn không thấy hiệu quả, bạn nên nhanh chóng thăm khám ở các bác sĩ uy tín để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm: 

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.