Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Nguyên nhân tức ngực xuất phát từ bệnh lý nào?

Ngày 15/05/2024
Kích thước chữ

Đau hoặc tức ngực là một vấn đề phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Cảm giác đau tức ở ngực không chỉ là vấn đề của người cao tuổi mà còn có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Thực tế, tình trạng này đang trở nên phổ biến ở các nhóm tuổi trẻ hơn và thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác như khó thở, buồn nôn và cảm giác đau ở phần giữa hoặc hai bên của ngực. Vậy nguyên nhân tức ngực là gì?

Để nhận biết các triệu chứng và triển khai biện pháp phòng ngừa hiệu quả, điều quan trọng là nắm vững nguyên nhân tức ngực do đâu. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc trên của quý vị độc giả.

Triệu chứng tức ngực

Tức ngực là khi người bệnh cảm thấy như có một áp lực đè nặng ở vùng ngực, gây ra sự không thoải mái ở phần ngực hoặc họng. Thường đi kèm với cảm giác này là khó thở và nhịp tim đập nhanh. Vì vậy, nhiều người khi gặp cảm giác tức ngực thường lo lắng rằng đây có thể là biểu hiện của bệnh tim. Tuy nhiên, tức ngực cũng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau như rối loạn tiêu hóa, vấn đề về hô hấp hoặc tâm lý.

Tức ngực là khi người bệnh cảm thấy như có một áp lực đè nặng ở vùng ngực
Tức ngực là khi người bệnh cảm thấy như có một áp lực đè nặng ở vùng ngực

Các triệu chứng khi bị tức ngực có thể đa dạng tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, một số triệu chứng tức ngực phổ biến thường gặp bao gồm:

  • Đau hoặc khó chịu ở vùng ngực.
  • Cảm giác đau tức ngực có thể lan ra cổ, hàm, cánh tay hoặc phía sau lưng.
  • Cảm giác chóng mặt.
  • Khó thở, thở khò khè.
  • Nhịp tim đập nhanh không bình thường.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Cảm giác mệt mỏi.
  • Cảm giác cơn đau trở nên nặng hơn khi cố gắng vận động.

Trong những trường hợp tức ngực không phải do vấn đề tim mạch gây ra, các triệu chứng có thể xuất hiện sau khi ăn, đau tức nhiều hơn khi hoặc hít thở sâu, kèm theo sốt, mệt mỏi, cảm giác lo lắng hoặc sợ hãi,...

Nguyên nhân tức ngực xuất phát từ bệnh lý nào?

Tức ngực thường không được mô tả như một cơn đau mà thường mang lại cảm giác của việc bị ép, đè nặng hoặc bóp nghẹt, đôi khi có thể đi kèm với cảm giác lo lắng, khó thở, cảm giác vã mồ hôi, và bủn rủn ở tay chân. Đối với những người có tiền sử bệnh tim hoặc có người thân mắc bệnh tim, việc cảm nhận tức ngực có thể gợi lên nghi ngờ về việc sắp trải qua một cơn đau tim, do đó, nên được xem xét một cách nghiêm túc. Ngoài ra, nguyên nhân tức ngực cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác như:

COVID -19

Gây sự chú ý của dư luận từ cuối năm 2019, COVID-19 là một căn bệnh do vi rút gây ra có thể gây ra cảm giác tức ngực cho một số người. Đây là một triệu chứng khẩn cấp, do đó, nếu bạn cảm thấy tức ngực kéo dài, bạn nên liên hệ với bác sĩ hoặc dịch vụ y tế. Theo thông tin đáng tin cậy từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), các triệu chứng khác của COVID-19 có thể bao gồm sốt, ho khan,mất vị giác, đau họng, mất khứu giác,…

Nguyên nhân tức ngực cũng có thể là do bị COVID-19
Nguyên nhân tức ngực cũng có thể là do bị COVID-19

Căng thẳng, lo lắng

Lo lắng là một vấn đề phổ biến. Ở Hoa Kỳ, khoảng 40 triệu người trưởng thành mắc rối loạn lo âu. Tức ngực thường là một biểu hiện của lo lắng. Có những triệu chứng khác có thể xuất hiện đồng thời, bao gồm:

  • Thở gấp;
  • Khó thở;
  • Nhịp tim đập nhanh;
  • Cảm giác hồi hộp;
  • Tê hoặc co quắp ở cả hai tay hoặc chân;
  • Chóng mặt.

Bạn có thể thấy rằng cảm giác lo lắng của mình đạt đến đỉnh điểm trong một cơn hoảng loạn, có thể kéo dài từ 10 đến 20 phút.

Hen suyễn

Hen suyễn là tình trạng viêm và sưng tắc đường dẫn khí trong phổi. Khi các đường dẫn khí bị tắc nghẽn, không chỉ có sự tăng tiết chất nhầy mà còn có hiện tượng co thắt đường thở, gây khó thở cho những người bị hen suyễn. Mức độ nghiêm trọng của hen suyễn có thể khác nhau ở mỗi người. Những người mắc bệnh này cần kiểm soát các triệu chứng của họ. Tức ngực là một triệu chứng phổ biến của hen suyễn, thường đi kèm với các triệu chứng khác như:

  • Khó thở;
  • Ho khan;
  • Thở khò khè;
  • Tiếng rít hoặc khò khè khi thở ra.

Ở một số người, các triệu chứng của hen suyễn thường trở nên nặng hơn vào những thời điểm nhất định, như khi chuyển mùa, sau khi vận động, sau khi mắc bệnh viêm mũi họng, hoặc sau khi tiếp xúc với các chất kích thích trong môi trường làm việc. Một số người cũng có thể mắc bệnh hen suyễn do nghề nghiệp hoặc do dị ứng.

Hen suyễn có thể được kiểm soát thông qua việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn mắc bệnh hen suyễn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm cách xử lý mỗi khi bạn gặp phải các triệu chứng như tức ngực và khó thở.

Bệnh cơ tim phì đại

Bệnh cơ tim phì đại là một tình trạng khiến cho cơ tim dày lên bất thường, hoặc phì đại, điều này thường làm cho tim khó thực hiện quá trình bơm máu hiệu quả hơn. Đối với nhiều người, không bao giờ xuất hiện các triệu chứng rõ ràng và họ có thể sống với tình trạng này suốt đời mà không nhận ra và không được chẩn đoán điều trị.

Nếu bạn nghi ngờ mình mắc phải cơ tim phì đại, bạn có thể dựa vào những triệu chứng sau, thường đi kèm với tức ngực:

  • Khó thở.
  • Ngất xỉu.
  • Cảm giác tim rung và nhịp tim đập thình thịch.
  • Tiếng thổi từ tim.
Bệnh cơ tim phì đại làm cho bệnh nhân cảm thấy tức ngực và khó thở
Bệnh cơ tim phì đại làm cho bệnh nhân cảm thấy tức ngực và khó thở

Viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng mắc nhiễm trùng một hoặc cả hai lá phổi. Khi phát triển viêm phổi, các túi khí này sẽ bị viêm và thậm chí có thể chứa đầy mủ hoặc dịch.

Các triệu chứng của viêm phổi có thể dao động từ nhẹ đến nặng, phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng phổi. Cần lưu ý rằng các triệu chứng nhẹ của viêm phổi thường giống với triệu chứng của cảm cúm thông thường. Ngoài tức ngực, các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Ho nhiều;
  • Mệt mỏi;
  • Đổ mồ hôi, sốt, và cảm giác lạnh lẽo;
  • Nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường;
  • Khó thở;
  • Buồn nôn và tiêu chảy.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, viêm phổi có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Tăng áp động mạch phổi

Tăng áp động mạch phổi là tình trạng mà huyết áp trong động mạch phổi ở phía bên phải của tim tăng cao. Sự tăng áp huyết áp ở vị trí này thường là kết quả của các biến đổi trong tế bào lớp mạch phổi. Những biến đổi này gây ra sự cứng, dày, viêm và căng của thành động mạch. Điều này có thể gây giảm hoặc tắc nghẽn lưu lượng máu, dẫn đến tăng áp huyết áp trong các động mạch này. Tình trạng tăng áp động mạch phổi có thể không gây ra triệu chứng rõ ràng trong nhiều năm, nhưng các triệu chứng thường trở nên rõ ràng sau một thời gian. Các triệu chứng thường đi kèm với tức ngực bao gồm:

  • Khó thở nhanh khi vận động, làm việc cường độ cao.
  • Mệt mỏi, chóng mặt, dễ bị ngất xỉu.
  • Sưng phù ở tay chân.
  • Da và môi màu nhợt.
  • Nhịp tim đập nhanh.

Bệnh nhân mắc tăng áp động mạch phổi thường phải nhập viện khi bệnh trở nặng, gây khó khăn cho quá trình điều trị. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là quan trọng để phát hiện bệnh sớm, hoặc nếu có triệu chứng bất thường, cần phải nhập viện ngay.

Biện pháp phòng ngừa và giảm tình trạng tức ngực

Có một số thói quen trong cuộc sống hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa và cải thiện chứng tức ngực một cách hiệu quả, bao gồm:

  • Giữ một lối sống tích cực và giảm căng thẳng, áp lực quá mức.
  • Dành thời gian để thực hiện những hoạt động mà bạn thích và giải tỏa tâm trí.
  • Thực hiện vận động đều đặn và tham gia các hoạt động thể dục như đi bộ, đạp xe, bơi lội, hoặc yoga.
  • Duy trì một chế độ ăn uống cân đối với nhiều rau cải, trái cây, và ngũ cốc nguyên hạt, đồng thời hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất kích thích như rượu và bia.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ tại trung tâm y tế để phòng tránh và đối phó với tức ngực một cách hiệu quả.
Đi bộ đều đặn giúp phòng ngừa tình trạng đau ngực
Đi bộ đều đặn giúp phòng ngừa tình trạng đau ngực

Hiểu rõ về những nguyên nhân tức ngực là quan trọng để đưa ra phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Nếu bạn hoặc ai đó trải qua các triệu chứng tức ngực thường xuyên, việc tìm kiếm sự tư vấn y tế là cần thiết. Và hãy chủ động phòng ngừa tức ngực sớm nhất có thể để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin