Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khoai lang bị sùng hay khoai lang bị hà là một trong những dấu hiệu khoai đã bị hỏng và không còn ăn được. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu cách nhận biết khoai lang bị sùng nhanh chóng, hạn chế ăn nhầm dẫn đến ngộ độc.
Nếu bạn là người thường xuyên bổ sung khoai lang vào chế độ ăn, chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì về tình trạng khoai lang bị sùng (bị hà). Để biết làm thế nào biết khoai bị sùng, bạn hãy tham khảo ngay những thông tin được Nhà thuốc Long Châu chia sẻ dưới đây.
Trước khi tìm hiểu tình trạng khoai lang bị sùng (bị hà), bạn cũng nên biết những lợi ích của loại củ này. Khoai lang là một trong những thực phẩm rất giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất, đem lại vô vàn lợi ích tốt như:
Phân tích cho thấy khoai lang có thành phần dinh dưỡng rất đa dạng, cung cấp hàng loạt dưỡng chất như vitamin A, vitamin C, vitamin B, sắt, magie, canxi, chất xơ, đạm, tinh bột,…
Khoai lang là thực phẩm luôn nằm trong danh sách những thực phẩm có khả năng ngừa bệnh ung thư hiệu quả. Trong thành phần của loại củ này có chứa hoạt chất Dehydroepiandrosterone (DHEA) và beta-caroten – 2 chất chống oxy hóa cực mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi bức xạ điện từ, gốc tự do và nhiều yếu tố gây ung thư khác.
Hàm lượng dưỡng chất Polyphenol được tìm thấy trong khoai lang có công dụng tăng khả năng chống oxy hóa của tế bào, giảm thiểu các tổn thương tế bào do gốc tự do, quá trình oxy hóa,… gây ra. Ăn nhiều khoai lang cũng là cách để bạn phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tim mạch đấy.
Khoai lang có chứa rất nhiều vitamin A, cụ thể trong 1 củ khoai lang có thể cung cấp đến 400% vitamin A cần thiết hằng ngày. Việc bổ sung thực phẩm này thường xuyên giúp cơ thể được bổ sung đầy đủ vitamin A. Thị lực cũng nhờ đó được bảo vệ tốt hơn trước những bệnh lý như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể,…
Nếu bạn đang muốn giảm cân lành mạnh, kiểm soát cân nặng hiệu quả thì khoai lang là thực phẩm rất nên bổ sung vào thực đơn ăn uống của bạn đấy. Khoai lang bổ sung khá đầy đủ dinh dưỡng, lượng chất béo thấp và dồi dào chất xơ tạo cảm giác no lâu, hạn chế ăn vặt, ăn khuya,… Bạn có thể ăn khoai lang vào bữa sáng, bữa tối, bữa phụ,… đều được nhưng cần lưu ý cân bằng dinh dưỡng, không nên chỉ ăn khoai lang gây thiếu chất.
Ăn khoai lang cung cấp dồi dào chất xơ cho cơ thể, đặc biệt có lợi với hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi,… Hơn thế nữa, chất xơ trong thực phẩm này còn giảm thiểu tình trạng táo bón – nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ.
Chất chống oxy hóa, beta-carotene,… trong khoai lang là những thành phần có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng cường khả năng chống oxy hóa cho cơ thể, nhất là với tế bào não. Ăn khoai lang thường xuyên sẽ giúp các tế bào não bộ của bạn được bảo vệ trước quá trình lão hóa tự nhiên, giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ.
Khoai lang là thực phẩm có thể để lâu nếu áp dụng đúng cách bảo quản, điều kiện nơi cất trữ thích hợp. Tuy vậy, điều này không đảm bảo rằng nguy cơ khoai lang bị sùng không xảy ra. Khoai vẫn có thể bị sùng, bị hà bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Có nhiều trường hợp khoai lang bị sùng ngay từ sau khi thu hoạch, nếu bạn không nhận biết được tình trạng này rất có thể sẽ mua nhầm. Vậy làm cách nào để nhận biết khoai lang bị sùng không ăn được? Dưới đây là một số dấu hiệu thường thấy ở khoai lang bị sùng mà bạn nên chú ý khi chọn mua khoai lang.
Những củ khoai có dấu hiệu nêu trên thường là khoai lang bị sùng một phần hoặc toàn phần, bạn nên tránh mua và sử dụng vì có thể gây hại đến sức khỏe. Theo nghiên cứu, tình trạng khoai lang bị sùng đến từ việc củ khoai đã bị vi khuẩn Alternaria Brassicicola. Khi vi khuẩn này xâm nhập vào khoai lang sẽ tạo ra chất độc làm củ khoai bị hư hỏng, không còn ăn được, nếu lỡ ăn sẽ thấy vị đắng, sượng cứng rất khó chịu.
Nhiều người cho rằng ăn khoai lang bị sùng chỉ ảnh hưởng đến vị giác chứ không gây hại đến sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế ngược lại hoàn toàn. Việc ăn khoai lang bị sùng có thể khiến bạn xuất hiện những triệu chứng khó chịu như luôn cảm thấy khó chịu trong người, chán ăn, buồn nôn,…, nguy hiểm hơn là nôn mửa, chóng mặt, yếu người, tay bị tê hay thậm chí là nguy cơ tử vong lên đến 16%.
Để hạn chế tình trạng ăn nhầm khoai lang bị sùng dẫn đến ngộ độc, bạn nên ưu tiên chọn những củ khoai chắc chắn, còn tươi, màu sắc sáng đẹp, không bị thâm, không có dấu hiệu dập nát hoặc nứt nẻ. Ngoài ra, kích thước củ khoai cũng nên chọn những củ vừa phải sẽ ngon hơn, không nên chọn củ quá to vì khoai dễ bị xơ, mất độ ngon tự nhiên của khoai lang.
Khoai lang bị sùng có thể do điều kiện bảo quản không đảm bảo nên nếu mua nhiều khoai lang và chưa ăn hết ngay, bạn cần lưu trữ đúng cách để tránh làm khoai bị sùng, bị hà. Thông thường, khoai lang còn sống có thể để được đến 6 tháng trong điều kiện lý tưởng (nhiệt độ từ 13 – 16 độ C, độ ẩm từ 83 – 90%).
Để bảo quản khoai lang ăn được lâu nhất có thể mà khoai không bị sùng, bạn có thể dùng giấy báo bọc từng củ khoai lang lại hoặc để khoai trong hộp, thùng carton có lót giấy báo, sau đó treo hoặc để ở những nơi khô ráo, thoáng mát.
Khoai lang khi được bảo quản cần tránh tối đa việc tiếp xúc với nước hoặc ánh nắng, tránh nơi có nhiệt độ cao hoặc thấp. Do đó, nơi tốt nhất để bạn bảo quản khoai lang là trong tủ lạnh đấy. Ngoài ra bạn cũng có thể để khoai lang vùi trong cát khô để bảo quản được lâu.
Khoai lang bị sùng có chất độc nên nếu phát hiện tình trạng này, bạn nên tránh ăn khoai dưới mọi hình thức. Nếu lỡ ăn phải khoai lang bị hà, bạn nên ngừng ăn ngay khi phát hiện, theo dõi sức khỏe và đến bệnh viện ngay khi xuất hiện triệu chứng ngộ độc.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.