Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những biến chứng sau khi rút nội khí quản và cách xử trí

Ngày 27/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Những biến chứng sau khi rút nội khí quản rất nguy hiểm, chẳng hạn như co thắt thanh quản. Tìm hiểu ngay các tai biến khi rút ống nội khí quản và cách xử trí với Nhà thuốc Long Châu nhé!

Đặt ống nội khí quả là một kĩ thuật thường được thực hiện tại khoa cấp cứu hồi sức, giúp kiểm soát và hỗ trợ đường thở rất tốt. Tuy nhiên biến chứng sau khi rút nội khí quản cũng rất nguy hiểm. Vì vậy cần có quy trình và kỹ thuật chính xác để giảm thiểu nguy cơ tai biến xảy ra.

Đặt ống nội khí quản là gì?

Đặt nội khí quản là quá trình mà bác sĩ và kỹ thuật viên đưa một ống qua miệng hoặc mũi của người bệnh, sau đó đi vào khí quản (đường thở) của họ. Ống giữ cho khí quản mở để không khí có thể đi qua và ống này có thể kết nối với một máy cung cấp không khí hoặc oxy.

Đặt nội khí quản thường dễ bị nhầm lẫn với kỹ thuật đặt máy thở, vì cùng là kĩ thuật giúp cung cấp oxy cho một số trường hợp cấp thiết. Tuy nhiên sự khác biệt nằm ở việc ống nội khí quản được đặt vào bên trong đường thở thay vì máy thở cung cấp oxy thông qua mặt nạ.

Các trường hợp cần đặt ống nội khí quản bao gồm:

  • Tắc nghẽn đường thở;
  • Ngừng tim;
  • Chấn thương ở cổ, bụng hoặc ngực ảnh hưởng đến đường thở;
  • Mất ý thức độ thấp, có thể khiến người bệnh mất kiểm soát đường thở;
  • Suy hô hấp hoặc ngưng thở tạm thời;
  • Nghẹn hoặc hít phải máu, chất nôn, thức ăn. 
Những biến chứng sau khi rút nội khí quản và cách xử trí 1
Đặt ống nội khí quản là kĩ thuật cấp cứu giúp cung cấp oxy hiệu quả

Khi nào người bệnh được rút ống nội khí quản?

Chỉ định rút ống nội khí quản được thực hiện khi:

  • Người bệnh có thể tự thở tốt và không còn dấu hiệu của suy hô hấp.
  • Người bệnh ngưng chỉ định thở máy qua ống nội khí quản.
  • Người bệnh đã được mở khí quản.

Các bước tiến hành rút nội khí quản

Quy trình rút ống nội khí quản bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Thông báo tình trạng của người bệnh cho thân nhân và người bệnh. Bác sĩ sẽ giải thích các bước sẽ tiến hành, các nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra. Yêu cầu người bệnh nhịn ăn trước đó ít nhất 4 giờ và hút sạch đàm nhớt trong ống nội khí quản và vùng mũi, miệng, họng.

Bước 2: Bác sĩ và điều dưỡng chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như: Dây oxy, mask thở oxy, máy thở, máy hút đàm, ống hút đàm, bơm tiêm, găng tay. Đặc biệt, chuẩn bị các dụng cụ thiết bị như khi đặt nội khí quản vì người bệnh có nguy cơ sẽ bị suy hô hấp cấp và cần đặt lại ống nội khí quản.

Bước 3: Đặt người bệnh ở tư thế nằm cao 45 - 90 độ.

Bước 4: Gắn máy theo dõi cho người bệnh. Bác sĩ đánh giá các thông số của người bệnh như: Tri giác, mạch, huyết áp, nhịp thở và SpO2 trước khi rút ống nội khí quản.

Bước 5: Rửa tay, đeo mũ, khẩu trang và găng tay.

Bước 6: Dùng ống hút đàm để hút đàm nhớt cho người bệnh.

Bước 7: Tháo ống nội khí quản, sử dụng ống xi-lanh để xả hoàn toàn hơi có trong bóng chèn của ống nội khí quản.

Bước 8: Đặt ống hút đàm vào ống nội khí quản. Bác sĩ hướng dẫn người bệnh hít sâu vừa bịt van hút vừa từ từ rút ống nội khí quản ra.

Bước 9: Hút lại dịch còn ứ trong vùng mũi họng của người bệnh.

Bước 10: Cho người bệnh thở oxy ngay sau khi ống nội khí quản được rút ra.

Bước 11: Phun thuốc khí dung nếu có chỉ định.

Bước 12: Vỗ rung lưng cho người bệnh nếu cần thiết. Bác sĩ hướng dẫn cách ho khạc khi có đàm và tiến hành hút đàm nếu người bệnh có phản xạ ho khạc kém.

Bước 13: Thu dọn dụng cụ, rửa tay.

Bước 14: Theo dõi sát tình trạng người bệnh: Tri giác, mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2, dấu hiệu khó thở, thở có tiếng rít, thở gắng sức, co kéo cơ hô hấp, sự ho khạc.

Bước 15: Sau 6 giờ rút ống nội khí quản, bác sĩ đánh giá lại tình trạng người bệnh để quyết định việc cho người bệnh ăn lại hay tiếp tục theo dõi.

Bước 16: Ghi nhận thời gian rút ống nội khí quản và tình trạng người bệnh vào hồ sơ bệnh án.

Những biến chứng sau khi rút nội khí quản và cách xử trí 2
Đặt ống nội khí quản cần được thực hiện đúng quy trình kĩ thuật để tránh rủi ro

Những biến chứng sau khi rút nội khí quản

Nếu thực hiện quy trình kỹ thuật sai cách hoặc do một số nguyên nhân không được kiểm soát khác, người bệnh có thể gặp biến chứng sau khi rút nội khí quản. Dưới đây là một số các biến chứng sau khi rút nội khí quản và cách xử trí:

Co thắt thanh quản

Co thắt thanh quản chủ yếu xuất hiện khi gây mê nông và khi đường hô hấp bị kích thích. Nguyên nhân thường là do tăng tiết dịch, máu ở đường hô hấp trên, tiếp xúc với thuốc mê mùi hắc, việc sử dụng canule hầu, mũi hầu, soi thanh quản hoặc các phẫu thuật thực hiện trong miệng.

Phản xạ này đóng chặt các dây thanh quản, gây tắc nghẽn một phần hoặc toàn phần. Trong tình huống không nghiêm trọng, có thể có dấu hiệu như thở khò khè hoặc thở có tiếng rít.

Những biến chứng sau khi rút nội khí quản và cách xử trí 3
Co thắt thanh quản là một biến chứng sau khi rút nội khí quản thường gặp

Thanh quản co thắt gây thiếu oxy, nhiều CO2 trong máu, tăng hỗn hợp và kết quả là tăng huyết áp động mạch, nhịp tim nhanh. Trạng thái này có thể nhanh chóng gây rối loạn nhịp tim, giảm huyết áp, tim ngừng đập nếu không giải phóng đường thở trong vài phút.

Để giải quyết tình trạng này, bác sĩ cần cho bệnh nhân khí dung adrenalin. Nếu tình hình không cải thiện, bác sĩ cần chỉ định đặt lại nội khí quản hoặc mở khí quản khẩn cấp.

Phù nề thanh quản

Thanh quản bị phù nề là biến chứng sau khi rút nội khí quản rất gần với co thắt thanh quản. Nguyên nhân xuất phát từ tình trạng dị ứng với ống nội khí quản hoặc chất bôi trơn ống hoặc do kích cỡ ống nội khí quản lớn hơn so với đường thở. Phù nề thanh quản cũng có thể do quá trình đặt nội khí quản lặp lại nhiều lần.

Các dấu hiệu phù nề thanh quản có thể bao gồm: Khàn tiếng, thở khò khè,... Để chẩn đoán biến chứng này bác sĩ cần tiến hành soi trực tiếp thanh quản.

Bệnh nhân bị phù nề thanh quản sẽ có cảm giác khó thở, diễn ra từ từ có thể lên đến nhiều giờ sau khi rút ống nội khí quản. Bác sĩ có thể xử trí tai biến này bằng cách cho bệnh nhân dùng khí dung adrenalin và hydrocortisone. Trường hợp tình trạng khó thở của bệnh nhân do phù nề thanh quản vẫn không tiến triển thì có thể cần đặt ống nội khí quản lại hoặc tiến hành mở khí quản.

Những biến chứng sau khi rút nội khí quản và cách xử trí 4
Khó thở do phù nề thanh quản nếu tiến triển có thể cần đặt ống nội khí quản lại

Các biến chứng khác

Một số biến chứng sau rút nội khí quản khác có thể bao gồm:

  • Khàn tiếng mãn tính;
  • Khó nuốt;
  • Rò khí quản – thực quản;
  • Viêm phổi do hít sặc;
  • Rò khí quản – động mạch (hiếm gặp).

Tóm lại qua bài viết này, Nhà thuốc Long Châu muốn cho bạn biết rằng rút ống nội khí quản là một quá trình phức tạp cần sự chính xác và chuyên môn cao của đội ngũ y tế. Các biến chứng sau khi rút nội khí quản có thể từ nhẹ như ho, khó thở cho đến co thắt phế quản. Vậy nên việc quản lý và theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe người bệnh sau khi rút ống là rất cần thiết. 

Xem thêm:

Ung thư phế quản: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh

Chấn thương khí quản là gì? Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm